Tiếng rao đêm – tuần 21 – tiếng việt 5

Đang tải...

Tiếng rao đêm

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

tr / ch: trong, cháy, che chở, chẵn, chân, chở;

x / s: xô đến, xấp giấy, xe đạp, sập xuống;

l / n: lửa, vọng lại, lom khom, là, lần tìm, giơ lên, lấy, lăn lóc, lúc đó, đêm nào, nằm, nạn nhân, ai nấy;

d / r / gi: kéo dài, tiếng rao, não ruột, rồi, vọt ra, cây rầm, bánh giò, giật mình, giơ lên, giấy tò, ;

khập khiểng, lom khom, thất thần, thảng thốt...

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung

Truyện Tiếng rao đêm của Nguyễn Lê Tín Nhân kể về hành động xả thân cứu người cao thượng của một anh thương binh nghèo. Anh đã dũng cảm xông vào đám cháy và cứu được một gia đình thoát nạn.

2. Nội dung chính

Nhân vật “tôi” thường nghe thấy tiếng rao buồn não ruột của ngươi bán bánh giò trong những đêm khuya tĩnh mịch.

Một hôm, lúc nửa đêm, bỗng có tiếng la báo cháy nhà. Một người khập khiễng chạy tới xô cánh cửa ngôi nhà cháy để cứu những người trong nhà. Cái bóng ấy còn lao vào trong cứu được một đứa bé. Vừa ra khỏi thềm nhà, ngưòi đó té quỵ và bị một cây rầm sập xuốhg. Người đã dũng cảm cứu em bé đó là một anh thương binh, khi phục viên về chỉ làm nghề bán bánh giò bình thường. Tuy nhiên, hành động của anh lại rất phi thường với trách nhiệm công dân rất cao: báo cháy, phá cửa cứu mọi người và còn lao vào trong ngôi nhà cháy để cứu em bé. Khi khiêng người đàn ông ấy ra xa, mọi người bất ngờ khi biết anh là một thương binh đã bị mất một chân.

Câu chuyện gợi cho người đọc những suy nghĩ về trách nhiệm công dân của mỗi ngưòi trong cuộc sống: Mỗi người cần có ý thức giúp đỡ khi thấy có người gặp khó khăn, gặp nạn, tránh tư tưởng: “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”.

Xem thêm Mở rộng vốn từ Công dân

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận