Thực Hành Tiếng Việt (Phần 2) – Bài 6 – Ngữ Văn 6

Đang tải...

Trong bài 6 của sách Ngữ Văn 6 bộ Kết nối tri thức, sau khi đọc hiểu văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh, phần Thực hành tiếng Việt sẽ giúp các em củng cố các kiến thức tiếng Việt như công dụng của dấu chấm phẩy, nghĩa của một số từ ngữ, và biện pháp tu từ được sử dụng trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

BÀI 6

Thực hành tiếng Việt

DẤU CÂU

Nhận biết công dụng của dấu chấm phẩy

Đọc câu sau để nhận biết công dụng của dấu chấm phẩy: Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá.

Đây là một câu ghép được tạo thành từ ba vế câu. Giữa đi, về, mải mốt mớm mồi trong vế câu thứ nhất đã có dấu phẩy nên ranh giới giữa ba vế trong câu ghép cần được đánh dấu bằng dấu chấm phẩy.

1. Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:

      Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh.

2. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

3. Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật Thuỷ Tinh còn được gọi là “Thần Nước”. Trong tiếng Việt, nhiều từ có yếu tố thuỷ có nghĩa là “nước”. Tìm một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.

4. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu: hô-gọi, mưa-gió, oán – thù, nặng-sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách tương tự.

BIỆN PHÁP TU TỪ

5. Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (Huỳnh Lý kể) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

>> Xem thêm: Sơn Tinh Thủy Tinh – Bài 6 – Ngữ Văn 6 bộ Kết Nối Tri Thức

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận