Tập làm văn 6 đề 30: Miêu tả một trận lũ lụt khủng khiếp ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình

Đang tải...

Miêu tả một trận lũ mà em đã từng thấy

YÊU CẦU

  • Cần huy động vốn hiểu biết, sự trải nghiệm, cảm xúc và lựa chọn sự việc, chi tiết để làm nổi bật một số đặc điểm, tính chất của trận bão lụt.
  • Kết hợp miêu tả vối các yếu tố tự sự, biểu cảm,… để sự miêu tả được cụ thể, sinh động. Khi miêu tả không chỉ trình bày sự quan sát mà còn biểu lộ sự cảm nhận, đánh giá, so sánh, liên tưởng,…
  • Trình bày các ý, chi tiết, sự việc mạch lạc, chặt chẽ biết cách mở bài, kết bài của một bài văn miêu tả.
  • Dùng từ, đặt câu phải chuẩn xác. Văn viết cần có cảm xúc.

DÀN BÀI

MỞ BÀI

Giới thiệu về trận bão lụt.

THÂN BÀI

Mỗi người với những hiểu biết, những ấn tượng và trải nghiệm có  thể lựa chọn các chi tiết, sự việc để tả trận bão lụt theo cách riêng. Tuy nhiên,  vẫn có một mô hình chung :

  • Tả cơn bão với gió, mưa, nước lũ,…
  • Tả hậu quả do cơn bão lụt gây ra.

Muốn bài văn được phong phú, sinh động, hấp dẫn, cần kết hợp quan sát với nhận xét, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng,…

KẾT BÀI

Nêu cảm xúc của em về trận bão lụt đó.

Xem thêm Tả lớp học trong giờ viết bài tập làm văn

tại đây.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Hằng năm, nước ta vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề do những cơn bão lụt gây ra. Bão lụt gây nhiều thiệt hại, nó cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng và của cải. Và cho đến nay, đây vẫn là một trong những loại thiên tai gây nhiều hậu quả nhất cho con người. Tháng 7 vừa qua, cơn bão số 2 đã di chuyển từ Phi-líp-pin sang khu vực miền Trung nước ta và gây ra rất nhiều thiệt hại.

Cơn bão đã phá huỷ nhà cửa, ruộng vườn, và hơn thế nữa nó đã cướp đi hàng chục sinh mạng. Hôm ấy, từng cơn gió to khủng khiếp đã tràn vào các tỉnh miền Trung nưốc ta, làm đổ bao nhiêu nhà cửa, cây côi Những cơn mưa bất thình lình ập đến, cùng với nước biển dâng cao, đã dẫn đến lụt lội, ngập úng hàng vạn; héc-ta hoa màu, hàng ngàn ngôi nhà, hàng trăm trường học, trạm y tế và nhiều cơ quan ban ngành khác, cả thành phố Vinh ngập chìm trong lũ bão. Trẻ em không còn trường học, người dân không có nhà ở. Bao nhiêu đứa con mất bố, mất mẹ. Bao nhiêu ngưòi phải sống tạm bợ trên những con thuyền. Đúng là màn trời, chiếu đất. Họ lại một lần nữa trở lại những ngày tháng “chiến tranh” như trước đây khi nước nhà còn bị chia cắt hai miền. Nhưng có một điều khác là giặc phá hoại không phải là bọn thực dân, đế quốc, mà là giặc dông, bão. Đồ đạc, lương thực, nhà cửa, phương tiện đi lại của người dân trong giây lát đã bị lũ cuốn trôi đi hết. Những người dân không có tội tình gì đã bị chết oan dưới sự “hiếu thắng” của thần nước. Thành phố với những ánh đèn hoa lệ trước đây nay đã trở nên tốì tăm suốt mấy chục ngày. Người dân phải nghỉ làm việc trong một thòi gian dài. Việc đi lại cũng hết sức khó khăn, muốn đi lại phải ngồi trên những con thuyền, những mảnh gỗ, những miếng xốp. Nhân dân cả nước đã cùng nhau quyên góp của cải, công sức để giúp họ vượt qua những ngày gian khó. Những thùng lương khô, những hòm mì tôm, kiện quần áo đã được chuyển từ miền Bắc vào, và từ miền Nam ra giúp họ qua cơn đói khát, cô đơn.

Ngày qua ngày, nước rút, cơn bão lặng yên, cuộc sống gần như đã trở lại bình thường. Trẻ em đã được đến trường. Người lớn ra sức khôi phục hậu quả thiên tai. Tuy vậy, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhân dân vẫn cần có biện pháp tích cực, thiết thực, như làm thuỷ lợi, trồng cây gây rừng đào kênh rạch để chủ động ngăn chặn hậu quả của thiên tai.

NHẬN XÉT

  • Bàí văn đã miêu tả được nhiều nét về trận bão lụt tháng 7 — 2007. Cơn bão lũ thật dữ dội, với mưa to, gió lớn, nước lũ, thuỷ triều. Sức tàn phá của nó thật khủng khiếp. Cơn bão lũ đã gây nên những tổn thất rất nặng nề về người và tài sản.
  • Bố cục khá chặt chẽ, mạch lạc. Văn viết trôi chảy. Tuy nhiên, một số từ dùng cần được chọn lọc kĩ lưỡng hơn (cổ đơn, hoạn nạn, gần như, dần dần).

Đang tải...

Bài mới

loading...

One Comment

  1. Trần Thị Thơm says:

    Cảm ơn bạn nhiều

Bình luận