Tập làm thơ bốn chữ – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6

Đang tải...

TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ

I. – CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Thơ bốn chữ tức là thể thơ mỗi câu chỉ gồm 4 chữ (tiếng). Đây là thể thơ có số chữ trong một câu ít nhất (thơ hai chữ, ba chữ rất ít gặp), gieo vần linh hoạt, về hình thức, thơ bốn chữ được coi là loại thơ “dễ làm”, có thể thích hợp với người tập làm thơ. Tất nhiên, để có thơ hay thì bất cứ thể thơ nào cũng khó.

2. Thể thơ bốn chữ thời xưa thường thấy trong đồng dao (bài ca của thiếu nhi) và-vè dân gian. Ví dụ, bài

Ăn một bát cơm

Nhớ người cày ruộng 

Ăn mớ rau muống

Nhớ người đào ao 

Ăn một quả đào

Nhớ người vun gốc

Ăn một con ốc

Nhớ người đi mò 

Phải nói là đồng dao và vè thời xưa chủ yếu làm bằng thể bốn chữ. Thơ bốn chữ, ngắn thì chỉ cần bốn câu mà dài thì kéo dài bao nhiêu cũng được. Còn trong thơ hiện đại, nhất là thơ của thiếu nhi và thơ cho thiếu nhi, làm theo thể bốn chữ cũng khá phổ biến. Ví dụ:

Bòng chưa kịp chín 

Bưởi thì vàng mơ 

Ổi nằm bên na

Cam còn xanh vỏ 

Quýt chưa kịp đỏ

Táo thơm mới về 

Thu đã bộn bề 

Quả về khắp ngả 

Đồng dao và vè được gọi là thơ ca dân gian; tuy nhiên, một số bài có lẽ chỉ nên coi là “văn vần”, vì kết cấu tự do, thiếu chặt chẽ của nó, không rõ chủ đề, chủ yếu dùng để hát cho vui. Ví dụ, bài ông tiển ông tiên dưới đây:

Ông tiển ông tiên                                     ông nhai tóp tép

Ông có đồng tiền                                     Ông mua con tép

Ồng giắt mái tai                                       Ông về ăn cơm

Ông cài lưng khố                                   Ông mua mớ rom

Ông ra hàng phố                                     Để về ông thổi

Ông mua miếng trầu                              Ông mua cái chổi…

3. Thơ bốn chữ thường gieo vần liền, tức là các tiếng bắt vần với nhau thuộc hai câu đứng cạnh nhau. Trong bài Ăn một bát cơm, các tiếng ruộng – muống, ao – đào bắt vần với nhau; bài ông tiển ông tiên, các tiếng tiên – tiền, khố- phố bắt vần vói nhau.

Cũng có khi gieo vần cách: tiếng bắt vần với nhau thuộc hai câu đứng cách nhau một câu. Ví dụ:

 

Hạt gạo làng ta                                       Những năm băng đạn

Những năm bom Mĩ                              Vàng như lúa đồng

Trút trên mái nhà                                    Bát cơm mùa gặt

Những năm cây súng                             Thơm hào giao thông…

Theo người đi xa                                                 

        

(Trần Đăng Khoa)

Xét về luật bằng trắc thì có hai cách gieo vần trong thơ bốn chữ:

– Gieo vần bằng: các tiếng bắt vần với nhau là vần bằng. Ví dụ:

Ông tiển ông tiên

Ông có đồng tiền

– Gieo vần trắc: các tiếng bắt vần vói nhau là vần trắc. Ví dụ:

Ông cài lưng khố

Ông ra hàng phố

Thông thường trong một bài thơ bốn chữ có sự luân phiên vần bằng và vần trắc (xem các ví dụ trên).

II. – LUYỆN TẬP

Bài tập

1.  Tập làm thơ bốn chữ (chủ đề tự chọn, không hạn chế số câu một bài, không hạn chế số bài).

2. Trình bày tác phẩm của mình trước lóp, trước nhóm. Góp ý với bạn về nội dung, về hình thức: Đã đúng thể bốn chữ chưa? Đảm bảo vần, nhịp chưa?…

Gợi ý chung

Một bài thơ đạt yêu cầu tối thiểu, trước hết phải đúng thể thức về số chữ, về vần, nhịp. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết chặt chẽ quá. Có thể trong một khổ chỉ có hai câu bắt vần và vần của tiếng bắt vần chỉ gần giống nhau. Ví dụ:

Mặt trời hé nhìn

Mưa roi sáng quắc

Chân mưa thoăn thoắt

Chạy vụt qua làng.

(Võ Quảng)

Khi hai câu thơ không bắt vần (mà lẽ ra phải bắt vần) thì vẫn phải giữ được nhịp. Nghĩa là vẫn đạt sự luân phiên bằng trắc, tạo nên sự cân đối, “lọt tai”. Chẳng hạn, đổi thanh tiếng cuối của hai câu cạnh nhau:

Bố vào lò gạch

Mẹ ra đồng cày

Anh đi công tác

Chị săn máy hay.

(Trần Đăng Khoa)

Thơ bốn chữ có khả năng trữ tình (trực tiếp bộc lộ tình cảm) mà cũng có khả năng tự sự (kể thành câu chuyện). Ví dụ bài Đánh tam cúc của Trần Đăng Khoa sau đây:

Bố vào lò gạch
Mẹ ra đồng cày
Anh đi công tác
Chị săn máy bay

Cả nhà vắng hết
Chỉ còn bé Giang
Bé đánh tam cúc
Với con mèo khoang

Nắng hồng chín rực
Bỗng nhiên bay vào
Rung râu, chớp mắt
Mèo ta “Ngoao! Ngoao!”

Đây là tướng ông
Chân đi hài đỏ
Đây là tướng bà
Tóc hiu hiu gió

Đây là con ngựa
Chân có bụi đường
Và đây quân sĩ
Thuộc làu văn chương…

– Quân này mày được
Quân này tao chui!
Mèo ta phổng mũi
“Ngoao! Ngoao!” một hồi

– Quân này mày chui
Quân này tao được!
Mèo bỗng dỏng tai
Mắt xanh như nước

– À thôi… mày được!
Bé Giang dỗ dành
Mèo thè lưỡi đỏ
Liếm vào răng nanh…

Nắng dừng trước cửa
Lúc nào không hay
Đã nghe khói bếp
Nhà ai thơm bay

Xem thêm: Tập làm thơ năm chữ – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận