Hướng dẫn phân tích Tấm Cám – Sách bài tập ngữ văn lớp 10 tập 1

Đang tải...

TẤM CÁM

BÀI TẬP

1. Truyén cổ tích Tám Cám có những yếu tố kì ảo nào tham gia vào cốt truyện ? Những yếu tố đó có tác dung như thế nào đối với diễn biến số phận của nhân vật Tám ?

2. Truyện cổ tích Tấm Cám được kể bằng văn xuôi nhưng có xem kẽ những đoạn văn vần. Những đọan văn vần ấy có tác dụng gì đối với người nghe ?

3. Có nguời nhận xét rằng trong truyện Tấm Cám, dì ghẻ là hình ảnh của “giai cấp địa chủ cường hào đại gian đại ác” ; ông vua là hinh ánh của “bọn phong kiến đầu sỏ” ; con Tấm la hình ánh của người nông dân nghào khó, bi áp bức, bóc lột đến cùng cực.

Ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên như thế nào ?

4. Hãy chọn và phân tích những chi tiết tiêu biểu trong truyện Tấm Cám để chứng tỏ rằng “truyện cổ tích la một giấc mơ đẹp” của nhân dân lao động.

 

GỢI Ý LàM BÀI

1. Trước hết, anh (chi) cần nói qua thế nào là yếu tố kì ảo; tiếp theo chỉ ra kèm theo phân loại những yếu tố kì ảo trong truyện Tấm Cám rồi sau đó mới trình bày tác dụng của những yếu tố kì ảo đó trong việc thể hiện diễn biến số phận nhân vật Tấm

Yếu tố kì ảo còn gọi là yếu tố/ lực lượng siêu nhiên, thần kì. Chúng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người. Đó có thể là:

– Nhân vật kì ảo : Bụt, Trời, các vi thần, mụ phù thủy, lão yêu tinh,…

– Con vật kì ảo : ngựa thần/chim thần, chằn tinh,…

Vậtt thể kì ảo : cây đàn thần, niêu cơm thần, chiếc thảm thần biết bay,…

– Sự biến hoá ki ảo (sự hoá thân liên tiếp của Tám).

Trong truyện Tấm Cám, nếu thiếu sự trợ giúp của yếu tố / lực lượng siêu nhiên, thần kì thì cốt truyện không thể phát triển được nữa (chẳng hạn Tấm ngã xuống ao mà chết hẳn thì truyện buộc phải dừng lại) và số phận của nhân vật chính không thể thay đổi được, mọi mơ ước của nhân dân lao động trong cuộc đời cũ không thể đạt được.

Bài làm ngoài việc dẫn ra, phân loại các yếu tố kì ảo trong truyện Tấm Cám còn phân tích tác dụng của chúng qua từng chặng số phận của nhân vật Tấm.

 

2. Trong truyện Tấm Cám, các đoạn văn vần đều xuất hiện ở đúng những đoạn chuyển từ sự kiện này sang sự kiện khác gắn liền với số phận của nhân vật. Bỏi vậy chúng có tác dụng giúp người nghe dễ nhớ cốt truyện. Đó là tác dụng chính yếu.

Ngoài ra, những đoạn văn vần ấy còn ít nhiều góp phần bộc lộ thái độ, tình cảm của người kể đối vói các nhân vật trong truyện. Anh (chị) có thể nêu và phân tích cụ thể một vài trường hợp.

 

3. Truyện cổ tích không phải được sáng tác bởi những người có đựợc một nhận thức rạch ròi về sự phận chia giai cấp. Truyện cổ tích chỉ biểu hiện một nhận thức về sự phân biệt thiện – ác, tốt – xấu,… và về cuộc đấu tranh giữa những nhân vật là tiêu biểu cho hai loại người đó. Đương nhiên, đằng sau đó là cuộc đấu tranh giữa tầng lóp thống trị, bóc lột vói tầng lóp bị thống trị, bị bóc lột. Nhưng sự phản ánh thứ hai này chỉ là gián tiếp. Ông vua thực ra chỉ thực hiện vai trò làm phần thưởng cho người hiền lành, lương thiện chứ không phải là hình ảnh của “bọn phong lciến đầu sỏ”. SGK đã lưu ý điều này. Không nên gắn vào đây thuyết đấu tranh giai cấp làm sai lệch nội dung và thi pháp truyện cổ tích.

Anh (chị) cũng phân tích các nhân vật khác của truyện theo hướng đó.

 

4. Lưu ý học sinh khi làm đề này :

– Truyện cổ tích đưa đến cho nhân dân lao động thời xưa hình ảnh về một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc.

– Tương lai ấy đẹp nhưng chỉ có thể thực hiện ở trong truyện cổ tích, tức là… trong mơ. Còn thực tại vẫn là khổ đau, thiếu thốn.

– Với mơ ước đẹp đẽ, nhân dân đã có được sức mạnh và niềm tin để đấu tranh.

– Với nhận thức đúng về giấc mơ đẹp trong cổ tích, anh (chị) tự chọn một vài chi tiết trong Tấm Cám để phân tích và chứng minh.

 

Xem thêm Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự tại đây.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận