Chuyên đề Văn nghị luận – Ngữ văn 9 Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ”

Đang tải...

Tác phẩm “TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ”

(Trích – Nguyễn Đình Thi)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Bài tiểu luận Tiếng nói của vãn nghệ được viết năm 1948, trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi ấy, nền văn nghệ cách mạng mới hình thành, cần xây dựng nền tảng lí luận về văn nghệ phù hợp với yêu cầu của thời đại mới để phát huy vai trò và sức mạnh của văn nghệ. Bài viết của Nguyễn Đình Thi hướng tới nhiệm vụ đó, nhưng đồng thời còn mang ý nghĩa lí luận cơ bản để xác định đúng đắn đặc trưng của văn nghệ cùng sức mạnh riêng của nó.

– Bài tiểu luận trình bày ba luận điểm:

+ Nội dung của văn nghệ không chỉ là thực tại khách quan mà còn là nhận thức, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm lớn đem đến một cách sống cho tâm hồn, làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.

+ Văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Với những người phải sống một cuộc đời tăm tối, vất vả, lam lũ, văn nghệ giúp cho tâm hồn họ thực sự được sống.

+ Tiếng nói riêng mà cũng là sức mạnh của văn nghệ: Tác phẩm “truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”.

– Đặc điểm nghệ thuật:

+ Kết hợp tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ với sự nhạy cảm và những hiểu biết, kinh nghiệm của người sáng tác nên bài viết vừa có sự đúng đắn, xác đáng, vừa gây được ấn tượng bởi cách diễn đạt hấp dẩn. Đó là đặc điểm nổi bật của bài tiểu luận này, cũng là của văn phong lí luận ở Nguyễn Đình Thi.

+ Các luận điểm tạo thành một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau, luận điểm trước đã chuẩn bị cho luận điểm sau.

+ Giọng văn sôi nổi, có hình ảnh, nhiều dẫn chứng cả trong văn học và đời sống, làm tăng sức thuyết phục của văn bản.

+ Lời văn bộc lộ nhiệt tình khẳng định với nhiều động từ, tính từ giàu sắc thái biểu cảm.

Bằng những lập luận chặt chẽ, văn phong giàu hình ảnh và cảm xúc, Nguyền Đình Thi đã làm rõ những đặc trưng của văn nghệ trong nội dung, trong cách thức tác động tới công chúng và sức mạnh riêng của văn nghệ. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.

II – LUYỆN TẬP

1. Theo Nguyễn Đình Thi, nội dung của tác phẩm văn nghệ là sự phản ánh, thể hiện những gì của thực tại đời sống và của tác giả?

2. Vì sao văn nghệ lại cần thiết đối với đời sống của con người? Văn nghệ tác động đến con người như thế nào và bằng cách gì?

3. Giải thích ý kiến sau của Nguyễn Đình Thi: “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”. Bằng kinh nghiệm tiếp nhận văn học của mình, em hãy lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Gợi ý

1. – Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép nguyên xi thực tại. Khi sáng tạo tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Lời gửi của nghệ sĩ chứa đựng những rung động, say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng,… của người nghệ sĩ.

– Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn có khả năng chiếu rọi ánh sáng riêng vào tâm hồn người đọc, làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ ở họ: “Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”.

Những đặc điểm nội dung trên đây cho thấy sự khác biệt trong cách nhận thức, phản ánh thực tại đời sống, con người của văn nghệ so với khoa học. HS có thể sử dụng những hiểu biết về văn học của mình để làm rõ những ý kiến trên.

2. – Sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống của con người: Văn nghệ giúp cho con người được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn vói cuộc đời và với chính mình. Với những người phải sống một cuộc đời tăm tối, vất vả, lam lũ,  văn nghệ giúp cho tâm hồn họ thực sự được sống.

– Cách thức văn nghệ tác động đến công chúng và sức mạnh kì diệu của nó:

+ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm: “Chõ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niệm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta”. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”.

+ “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, vãn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”. “Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được”.

Đó chính là sức mạnh kì diệu của văn nghệ mà không một lĩnh vực hoạt động nào khác của con người có thể thay thế được.

3. Cần giải thích từng ý nhỏ trong nội dung của câu văn:

– “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày”: Văn nghệ bắt nguồn từ hiện thực đời sống, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống hằng ngày.

– “Văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người”: Văn nghệ không dừng lại ở việc phản ánh, sao chép những thực tại đã có mà còn hướng tới xây dựng, bồi đắp tâm hồn con người.

– “Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”: giải thích về khả năng tạo sự sống cho tâm hồn con người của văn nghệ (cụ thể, đó chính là làm cho đời sống tình cảm của con người phong phú hơn, vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn), làm tăng khả năng nhận thức, hiểu biết về đời sống (tại mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị), tóm lại là “sống được nhiều hơn”.

Bằng kinh nghiệm tiếp nhận văn học của chính mình, em có thể lấy những dẫn chứng về một hoặc một số tác phẩm văn học đã có tác động sâu sắc đến tình cảm, nhận thức của bản thân mình để chứng minh cho ý kiến của Nguyễn Đình Thi.

Đang tải...

Bài mới

loading...

2 Comments

  1. Nhung says:

    Hãy làm rõ sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ

Bình luận