Suy nghĩ của em về câu “Nhìn đâu, đi đâu cũng thấy người đang nói vào điện thoại di động hoặc dán mắt vào smartphone” – Ngữ văn 12

Đang tải...

Nghị luận xã hội về sử dụng điện thoại

Đề bài: 

Nhìn đâu, đi đâu cũng thấy người đang nói vào điện thoại di động hoặc dán mắt vào smartphone.

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng trên.

Hướng dẫn làm bài

Câu hỏi nêu một hiện tượng xã hội, đòi hỏi thí sinh phải thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá của mình. Trước hết, cần chứng minh đây là hiện tượng có thật, phổ biến, tiếp đó có thể cắt nghĩa nguyên nhân và chỉ ra những khía cạnh tiêu cực của nó. Bài bác hay ủng hộ, câu hỏi không có định hướng cụ thể. Thí sinh có quyền đưa ra lựa chọn của mình, với điều kiện phải lập luận chặt chẽ nhằm thuyết phục người đọc rằng mình có đủ căn cứ để đánh giá như thế. Sẽ rất tốt nếu người làm bài nêu được các giải pháp tích cực cho vấn đề.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

Người ta thường nói thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin (IT – Information Technology), thời đại chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của công nghệ chế tạo máy tính, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng lớn của con người.

– Mỗi thời đại sẽ tạo ra những con người phù hợp, mang đầy đủ đặc trưng của thời đại đó. Không có gì lạ khi ta nhận thấy con người của thời đại chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, rất mê công nghệ thông tin, mê những sản phẩm công nghệ của thời đại thông tin. Vậy nên, hiện tượng nhìn đâu, đi đâu cũng thấy người đang nói vào điện thoại hoặc dán mắt vào smartphone là một sự thực, mọi người đều có thể kiểm chứng dễ dàng.

– Trước hết, không nên xem hiện tượng chúng ta đang bàn là một cái gì quá bất thường và chỉ mang tính tiêu cực. Nhờ điện thoại di động, chúng ta có thể thực hiện được những kết nối với mọi người một cách nhanh chóng, bất kể mình hay người mình có nhu cầu trao đổi thông tin đang đi đâu, ở đâu. Trong xã hội ngày nay, trừ những trường hợp quá đặc biệt, rất ít người từ chối việc sở hữu một chiếc điện thoại di động-sản phẩm trí tuệ của con người, có thể giúp chúng ta có một cuộc sống tiện nghi, dễ chịu. Tất nhiên, bên cạnh chức năng nghe – gọi “cổ điển”, chiếc điện thoại ngày càng được cải tiến đẹp hơn, nhiều chức năng hơn. Với một chiếc smartphone, người ta có thể truy cập internet, đăng nhập vào các ứng dụng như facebook, twitter,… để post những bức ảnh mới chụp hay gửi một dòng status mong tìm được sự chia sẻ ở cộng đồng mạng rộng khắp thế giới. Đây chính là lí do tạo nên cơn “nghiện” điện thoại, “nghiện” smartphone phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc, không loại trừ những vùng nông thôn lạc hậu hay những vùng núi cao hẻo lánh.

– Việc sử dụng điện thoại và những thiết bị điện tử một cách thường xuyên và có hiệu quả hoàn toàn là việc cần khuyến khích. Tuy nhiên, chúng ta không thể không lo ngại khi thấy mọi việc phát triển theo chiều hướng của một chứng “nghiện” khó chữa. Thế giói mạng thật hấp dẫn nhưng nó không thể thay thế được thế giói thật quanh ta. Việc dán mắt vào smartphone trong một không gian công cộng, trong một sinh hoạt tập thể có nhiều lúc khiến ta trở thành kẻ bất nhã. Đây chính là điều mà mỗi người trong chúng ta nên ý thức được để có sự điều chỉnh hành vi của mình đi đúng hướng, trước hết là để đảm bảo sự an toàn cho bản thân (nếu chúng ta đang tham gia giao thông) và sau nữa là để cải thiện môi trường giao tiếp, khiến nó ấm áp tình người.

– Mọi thiết bị dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ là công cụ phục vụ cho cuộc sống của con người. Không nên để công cụ trở thành “ông chủ” của mình, chi phối mình trong cuộc sống. Lạm dụng, để thiết bị chi phối và chiếm quá nhiều thòi gian dễ khiến ta đánh mất vai trò của một chủ thể tích cực trong cuộc sống.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận