Quan hệ từ – tuần 11 – tiếng việt 5

Đang tải...

Quan hệ từ tiếng việt 5

A. Bài học

– Xét các từ in đậm trong mỗi ví dụ dẫn ở SGK, trang 109, ta thấy:

+ Từ trong câu (a)được dùng để nối say ngây với ấm nóng (biểu thị quan hệ liên hợp).

+ Từ của trong câu (b). được dùng để nối tiếng hót dìu dặt với họa mi (biểu thị quan hệ sở hữu).

+ Từ nhưng trong câu (c) được dùng để nối không đơm đặc với hoa đào (biểu thị quan hệ so sánh). Từ nhưng được dùng để nối câu văn sau sau với câu văn trước (quan hệ tương phản).

Những từ in đậm trong các ví dụ trên để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp ngưòi đọc, ngươi nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu. Các từ đó được gọi là quan hệ từ.

Xét 2 ví dụ dẫn ở SGK, trang 110, ta thấy quan hệ giũa các ý ở mỗi câu được biểu hiện bằng những cặp từ:

+ Ở câu (a), quan hệ giữa rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác với mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim được biểu hiện bằng cặp từ nếu… thì… (quan hệ giả thiết – kết quả).

+ ở câu (b), quan hệ giữa mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé với bầy chim vẫn về tụ hội được biểu hiện bằng cặp từ tuy… nhưng… (biểu thị quan hệ tương phản).

Học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK,trang 110.

B. Luyện tập

1. Tìm quan hệ từ trong mỗi câu và nêu tác dụng:

a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kỳ diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

Câu (a) có hai quan hệ từ: và, của.

– Quan hệ từ nối Chim, Mây, Nước với Hoa (biểu thị quan hệ từ liên hợp).

– Quan hệ từ của nối tiếng hót kỳ diệu với Họa Mi (biểu thị quan hệ sở hữu).

b) Những hạt mưa to nặng hạt bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.

Câu (b) có hai quan hệ từ: và, như.

– Quan hệ từ nối to với nặng (biểu thị quan hệ liên hợp).

– Quan hệ từ như nối rơi xuống với ai ném đá (biểu thị quan hệ so sánh).

c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông giảng về từng loài cây.

Câu (c) có hai quan hệ từ: với, về.

– Quan hệ từ với nối ngồi với ông nội.

– Quan hệ từ về nối giảng với từng loài cây.

2. Tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.

a) mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.

Cặp quan hệ từ Vì… nên… biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các bộ phận của câu.

b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.

Cặp quan hệ từ Tuy… nhưng… biểu thị quan hệ tương phản giữa các bộ phận của câu.

3. Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của.

M:

– Mây tan mưa tạnh dần.

– Gió rất mạnh nhưng trời không mưa.

– Mảnh vườn của cụ Năm trồng đủ các loại hoa.

* Mở rộng kiến thức

1. Tìm quan hệ từ và nêu rõ tác dụng của chúng:

a) Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.

(Hoàng Hữu Bội)

b) Đế dép cao su của anh em quện dính thứ đất đỏ như chu sa.

(Anh Đức)

c) Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian thoa hửng phần trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.

(Nguyễn Mạnh Tuấn)

d) Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc tha thiết đến đồng quê đất nước: than của rơm nếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá.

(Nguyễn Tuân)

2. Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của cây.

a) Vì gió mùa đông bắc về nên trời trỏ lạnh.

b) Tuy đoàn tàu khởi hành chậm mười lăm phút nhưng nó vẫn đến ga đúng giờ quy định.

c) Không những học giỏi mà Khôi còn đá bóng giỏi.

3. Đặt câu với mỗi quan hệ từ: hay, hoặc, như, ở.

Xem thêm Trả bài tả cảnh tiếng việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận