Phân tích tình huống truyện đặc sắc trong truyện “Lão Hạc”

Đang tải...

Bài viết cung cấp hướng dẫn cách phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”.

TÌNH HUỐNG TRUYỆN TRONG LÃO HẠC CỦA NAM CAO

ĐỀ BÀI

Bàn về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn 8-tập 1), có liên hệ với truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri (Ngữ văn 8-tập 1).

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng các thao tác lập luận, có sự kết hợp giữa các lí lẽ và dẫn chứng.

* Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau:

1. Giải thích ý kiến: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”.

– Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn xây dựng theo lối “lạ hóa”, là hoàn cảnh có vấn đề mà nhà văn đặt nhân vật vào để nhân vật được thử thách và bộc lộ tính cách, số phận…

– Vấn đề sống còn: là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cốt tử, quyết định nên sự thành công của truyện ngắn.

=> Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức sống lâu dài. Giá trị và sức sống ấy chỉ có được khi tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống.

2. Lí giải quan điểm của NMC:

– Tại sao NMC lại cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”.

Vì:

Tình huống truyện là sự việc xảy ra trong bối cảnh đặc biệt; tình huống là “thứ nước rửa ảnh diệu kì” mà nhờ đó nhân vật nổi hình, nổi sắc, tư tưởng và tài năng của nhà văn được bộc lộ một cách rõ nét; 

– Xây dựng được một tình huống truyện độc đáo là vấn đề sống còn của truyện ngắn, là chiếc chìa khoá để có thể mở được cánh cửa đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương. 

– Điều này đòi hỏi nhà văn phải có tài năng khám phá, phát hiện những khía cạnh nghịch lý của đời sống, có vốn sống, sự trải nghiệm sâu sắc để sáng tạo được những tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.

3. Chứng minh qua  các tác phẩm: (7,5 đ)

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

* Truyện ngắn “Lão Hạc” 

a. Giới thiệu tác giả Nam Cao.

– Giới thiệu truyện ngắn LH, nêu ý kiến của MNC.

b. Chứng minh ý kiến:

– Truyện Lão Hạc của Nam Cao đã thực sự thành công khi nhà văn xây dựng được các tình huống có giá trị:

+ Tình huống 1: Cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc về chuyện bán con chó Vàng:

– Phân tích, lí giải giá trị của tình huống (có dẫn chứng cụ thể)

* Gợi ý :

Nam Cao xây dựng một tình huống truyện bình thường (Ai nuôi chó mà chả giết thịt hay bán đi) nhưng làm nổi bật một nhân cách phi thường   

– Lão Hạc nhà nghèo, vợ chết, con trai bỏ đi; sống tuổi già cô đơn côi cút, bệnh tật, lay lắt qua ngày…

– Lão nuôi con chó vàng để bầu bạn sớm tối (cho nó ăn trong bát…, tắm cho nó, trò chuyện, tâm sự, mắng yêu….)

– Nhiều lần lão nói chuyện: Sẽ bán cậu Vàng với ông giáo, vì lão “không nuổi nổi”, vì “Cả tôi và cậu Vàng ngày ăn hết ba hào gạo …. mà vẫn đói deo đói dắt…”

– Phải dứt ruột bán đi cậu Vàng, lão Hạc đau đớn, khổ tâm, dằn vặt, ân hận, tự trách móc bản thân: “tôi già bằng ngần này tuổi  còn đi lừa một con chó” …..

– Bán xong cậu Vàng, lão Hạc lấy tiền gửi ông giáo để lo hậu sự cho mình. Từ đó lão sống vật vờ, qua ngày và rơi vào bế tắc cùng quẫn…

=> Qua đó khái quát được ý: Lão Hạc, một người nông dân hiền lành, nhân hậu, tốt bụng, có lòng tự trong. Cuộc đời dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng nhân cách vẫn cao đẹp, đáng nể phục.

+ Tình huống 2: Lão Hạc xin bả chó và cái chết đầy bất ngờ, dữ dội.

– Phân tích, lí giải giá trị của tình huống (có dẫn chứng cụ thể)

* Gợi ý:

Nam Cao xây dựng một tình huống truyện bất thường (lão Hạc tự đánh bả chính mình) nhưng làm nổi bật một khát vọng phi thường. (quan niệm sống tự trọng, đói cho sạch, rách cho thơm ở lão Hạc).

– Lão Hạc nói dối Binh Tư xin bả để đánh bẫy con chó lạ, nhưng thực chất là lão “đánh bẫy” chính mình. => Chi tiết lão Hạc xin Binh Tư ít bả chó đã khiến câu chuyện trở nên gay cấn, gợi sự tò mò cho người đọc và sự hiểu nhầm nơi ông giáo.

– Lão Hạc chết một cách bất thường: Vật vã, đau đớn, khổ sở (dẫn chứng) suốt hai giờ đồng hồ rồi mới nhắm mắt.

– Cái chết dữ dội, tủi nhục nhưng là sự giải thoát cho lão Hạc và có giá trị tố cáo hiện thực xã hội sâu sắc.

=> Qua đó khái quát được ý: Nhà văn Nam Cao đã đặt  nhân vật vào những hoàn cảnh éo le nhằm giúp nhân vật tự bộc lộ tính cách bản thân. Cũng như làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Phản ánh hiện thực xã hội PK đen tối, bất công; Cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ.

* Liên hệ với truyện ngắn: Chiếc lá cuối cùng

– Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.

 + Lần đảo ngược thứ nhất: Giôn-xi bị bệnh hiểm nghèo, cô tuyệt vong nằm chờ cái chết, bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật.

+ Lần đảo ngược thứ hai: cụ Bơ-men từ một người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời.

=> Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống.

* HS: Lí giải giá trị của tình huống nêu trên trong việc làm nổi bật nhân vật và chủ đề tư tưởng của t/p (có dẫn chứng cụ thể, phù hợp)

5. Đánh giá nét sáng tạo riêng trong việc xây dựng tình huống truyện của cả hai tác giả:

  – Vốn sống, vốn trải nghiệm của mỗi nhà văn:

+ Nam Cao am hiểu sâu sắc cuộc sống và tâm lí người nông dân, chọn được những tình huống độc đáo góp phần làm nổi bật số phận nhân vật và chủ đề tác phẩm.

+ O Hen-ri cảm thông sâu sắc trước cảnh ngộ éo le của hai cô họa sĩ nghèo, Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, làm nổi bật cảnh ngộ, tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm…

4. Bàn luận, khái quát vấn đề:

Khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện ngắn.

– Truyện ngắn rất quan trọng tình huống. “Tình huống truyện như một lát cắt trên thân cây cổ thụ mà qua từng đường vân thớ gỗ, ta có thể thấy được trăm năm của một đời thảo mộc”.

–  Đối với người sáng tác: Phải có hiểu biết sâu sắc về đặc trưng thể loại, lao động nghệ thuật sáng tạo, đặc biệt chú trọng cách dựng tình huống truyện độc đáo để tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại.

–  Đối với người đọc: trân trọng giá trị của những tác phẩm truyện ngắn; cảm nhận về truyện qua phân tích tình huống truyện là một con đường tiếp cận tác phẩm đúng đắn.

>> Xem thêm: Giá Trị Nhân Đạo Trong Tức Nước Vỡ Bờ Và Lão Hạc

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận