Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao – Bài văn chọn lọc lớp 8

Đang tải...

Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao – Ngữ văn lớp 8

___________________________BÀI SỐ 15__________________________

Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện Ngữ văn lớp 8

BÀI LÀM

Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố ta thầm cảm phục người phụ nữ dũng cảm mà cũng giàu tình yêu thương, giàu lòng tự trọng, sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Khi đọc Lão Hạc của Nam Cao ta cũng giành cho người nông dân khốn khổ ấy sự khâm phục, trân trọng bởi một con người đi đến tận cùng của nghèo khổ, bất hạnh mà vẫn không đánh mất mình. Truyện ngắn Lão Hạc và nhân vật chính của tác phẩm được Nam Cao viết bằng tất cả niềm yêu thương, sự thấu hiểu và nâng niu con người. Lão Hạc hiện lên trong tác phẩm với vẻ khốn khổ khi sống trong cô đơn và nỗi đau đớn khi lão tự chọn cái chết để bảo toàn danh dự của một con người. Bởi thế, lão cũng để lại trong lòng ta những xót xa, thương cảm và nỗi ám ảnh về số phận con người trong xã hội cũ. Lão Hạc – một con người nghèo khổ, bất hạnh. Ba sào vườn, một túp lều, một con chó vàng… đó là tất cả tài sản, vốn liếng của lão. Vợ chết đã lâu, thân gà trống nuôi con, lão lần hồi làm thuê kiếm sống. Đứa con trai độc nhất không có trăm bạc để cưới vợ, cảm thấy nhục lắm đã phẫn chí đi phu đồn điền cao su Nam Kì, biền biệt năm, sáu năm chưa về. Tuổi già, càng thêm cô quạnh, nỗi bất hạnh cũng ngày thêm chồng chất. Lão Hạc chỉ còn biết làm bạn với con chó vàng. Lão bị ốm một trận kéo dài hơn hai tháng. Không một người thân bên cạnh đỡ đần, săn sóc cho một bát cháo, một chén thuốc! Tình cảnh ấy thật đáng thương! Tiếp theo một trận bão to, cây trái hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Làng mất nghề sợi. Đàn bà con gái trong làng đi làm thuê rất nhiều, giành hết mọi việc. Sau trận ốm, lão Hạc yếu hẳn đi, chẳng ai thuê lão đi làm nữa. Thất nghiệp! Giá gạo mỗi ngày một cao. Lão và cậu Vàng, môi ngày ăn hết ba hào mà vẫn đói deo đói dắt. Bao nhiêu tiền bán hoa lợi trong vườn dành dụm được bấy lâu nay, lão đã chi tiêu gần hết trong trận ốm!

Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần (…) Lão Hạc ơi! Ta có quyên giữ cho ta một tí gì đâu? Nhân vật ông giáo đã nghĩ như thê nào khi nghe lão Hạc nói về ý định phải bán con chó bởi cậu Vàng ăn khoẻ, mỗi ngày cậu ăn bỏ rẻ cũng mất hào rưỡi, hai hào. Lão Hạc rất yêu cậu Vàng, nhưng lây tiên đâu mà nuôi được? Lão Hạc phải bán cậu Vàng cho thăng Xiên, thăng Mục… Bán cậu Vàng xong, lão Hạc bị đẩy sâu xuống đáy vực bi kịch. Lão cảm thây mình là một kẻ tệ lắm, đã già mà còn đánh lừa một con chó! Đói khô, túng bân, cô đơn… ngày một thêm nặng nề… lão Hạc chỉ ăn khoai, ăn củ chuôi, ăn sung luộc, ăn rau má, thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai bữa ốc. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo gần như là hách dịch. Lão xa ông giáo dân, xa chỗ dựa tinh thần của lão bấy lâu nay. Lão Hạc đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn, thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra… vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết! Cái chết thật dữ dội! Số phận một con người, một kiếp người như lão Hạc thật đáng thương. Với tấm lòng yêu thương con người tha thiết, Nam Cao đã bày tỏ tình thương vô bờ đối với những con người đau khổ, bế tắc, rồi tìm đến cái chết thê thảm. Chí Phèo tự sát bằng mũi dao đòi lương thiện. Lang Rận thắt cổ… Và Lão Hạc đã quyên sinh bằng bả chó! Lão Hạc đã từng hỏi ông giáo… nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?… Câu hỏi ấy đã thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một kiếp người!

Lão Hạc còn là một con người chất phác, hiền lành, nhân hậu. Lão rất yêu con. Biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ, lão thương con lắm… Lão đau đớn khi con sắp đi làm phu đồn điền cao su. Lão chỉ biết khóc: Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi (…). Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi? Mà “Cao su đi dễ khó về” (Ca dao). Con trai lão Hạc đã đi bằn bặt năm, sáu năm chưa về, hoa lợi trong vườn, bán được bao nhiêu lão dành dụm cho con, hi vọng khi con trở về có chút vốn mà làm ăn. Lão tự bảo: Mảnh vườn là của con ta… Của mẹ nó tậu thì nó hưởng… Đói khổ quá, nhưng lão Hạc đã giữ lại trọn vẹn ba sào vườn cho con. Lão đã tìm đến cái chết, thà chết chứ không chịu bán đi một sào. Tất cả vì con, một sự hi sinh thầm lặng khiến lòng người rưng rưng xúc động.

Lòng nhân hậu của lão Hạc được thể hiện sâu sắc đối với con chó Vàng của người con trai để lại. Lão quý nó, đặt tên nó là cậu Vàng. Cho nó ăn cơm trong bát sứ như nhà giàu. Bắt rận hoặc đem nó ra cầu ao tắm. Lão ăn gì cũng chia cho cậu Vàng cùng ăn. Lão ngồi uống rượu, cậu Vàng ngồi dưới chân, lão nhắm một miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Lão tâm sự với cậu Vàng như tâm sự với một người thân yêu ruột rà: Cậu Vàng của ông ngoan lắm! ông không cho giết… ông để cậu Vàng ông nuôi… Có thể nói, cậu Vàng được lão Hạc chăm sóc, nuôi nấng như con, như cháu; nó là nguồn vui, chỗ dựa tinh thần, nơi san sẻ tình thương, giúp lão Hạc vơi đi ít nhiều nỗi buồn cô đơn, cay đắng. Cậu Vàng là một phần cuộc đời lão Hạc. Nó đã toả sáng tâm hồn và làm ánh lên bản tính tốt đẹp của ông lão nông nhiều đau khổ, bất hạnh này. Vì thế, sau khi bán cậu Vàng đi, từ túng quẫn, lão Hạc chìm xuống đáy bi kịch, dẫn đến cái chết vô cùng bi thảm.

Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng. Trong đói khổ cùng cực phải ăn củ chuối, củ ráy,… ông giáo mời lão ăn khoai, uống nước chè, lão cười hồn hậu và khất ông giáo cho đề khi khác, ông giáo ngâm ngầm giúp đỡ, lão từ chối: một cách gần như hách dịch. Bất đắc dĩ phải bán con chó; bán xong, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt: Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó. Ba sào vườn gửi lại nguyên vẹn cho con trai, như một lời nguyền đinh ninh: Cái vườn là của con ta (…) Của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Trước khi chết, lão gửi lại 30 đồng bạc đề lỡ có chết… gọi là của lão có tí chút…, vi lão không muốn làm phiền đến hàng xóm. Nam Cao đã tinh tê đưa nhân vật Binh Tư, một kẻ làm nghề ăn trộm ở phần cuối truyện, tạo nên một sự so sánh đặc sắc, làm nổi bật tấm lòng trong sạch, tự trọng của lão Hạc, một lão nông chân quê đáng quý trọng biết bao!

Sống thì lặng lẽ, nghèo đói, cô đơn. Chết vẫn cô đơn và còn quằn quại đớn đau. Nhưng ân đẳng sau cuộc đời lặng lẽ, cô đơn và cái chết đớn đau ấy là tâm lòng nhân hậu, là con người hiền lành chất phác, là sự trong sạch và lòng tự trọng khiến ta phải nghiêng mình cảm phục. Nam Cao đã đem đến cho ta một hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước năm 1945. Ta xót xa cho những kiếp người lầm than nhưng cũng tự hào về những con người lầm than ấy lại mang trong hồn mình, lòng mình một viên ngọc quý, toả sáng lung linh qua sự vô hạn của thời gian.

Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Em hãy làm sáng rõ nhận định: Nhân vật lão Hạc là hình ảnh tiêu biểu về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận