Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X – Chương I: Buổi đầu lịch sử nước ta: Thời nguyên thủy trên đất nước ta – Câu hỏi và bài tập Lịch sử 6

Đang tải...

PHẦN HAI LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X

Chương I

BUỔI ĐẨU LỊCH SỬ NƯỚC TA

THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

  1. Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

Câu hỏi: Tại sao một vùng rừng núi rậm rạp với những hang động, núi đá, nhiều dòng suối,… khí hậu 2 mùa nóng lạnh lại rất cần thiết đối với người nguyên thuỷ?

  • Hướng dẫn trả lời:

Bởi vì, lúc bấy giờ Người nguyên thuỷ sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.

Câu hỏi: Người tối cổ là những người như thế nào?

  • Hướng dẫn trả lời:

Người tối cổ là người chỉ khác loài vượn chút ít, đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm, trán nhô ra phía trước, biết sử dụng những hòn đá, cành cây để làm công cụ.

Câu hỏi: Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở đâu hàng loạt di tích về Người tối cổ?

  • Hướng dẫn trả lời:

Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã phát hiện được:

Chiếc răng của Người tôi cổ ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).

Một số công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai),…

Những dấu tích đó cách đây khoảng 40 – 30 vạn riăm.

Câu hỏi: Nhìn vào lược đồ ở trang 26 SGK, em có nhận xét gì về địa điểm sinh sông của Người tối cổ trên đất nước ta?

  • Hướng dẫn trả lời:

Trên đất nước ta, Người tôi cổ sông khắp nơi từ Bắc, Trung, Nam.

Miền Bắc, Người tối cổ sông ở Lạng Sơn.

Miền Trung, Người tối cổ sông ở Thanh Hoá.

Miền Nam, Người tôi cổ sông ở Đồng Nai.

Qua đó có thể nói: Việt Nam có thể là một trong những cái nôi của loài người.

  1. Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sông như thế nào?

Câu hỏi: Trải qua hàng chục vạn năm lao động, Người tối cổ đã mở rộng dẩn vùng sinh sống của mình như thế nào?

  • Hướng dẫn trả lời:

Trải qua hàng chục vạn năm lao động, Người tối cổ đã mở rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi như: Thẩm Om (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn).

Câu hỏi: Người tỉnh khôn trên đất nước ta xuất hiện vào thời gian nào? Dấu tích của Người tỉnh khôn được tìm thấy ở đâu?

  • Hướng dẫn trả lời:

Người tinh khôn xuất hiện trên đất nước ta vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây.

Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An.

Câu hỏi: Công cụ sản xuất của Người tinh khôn giai đoạn này có gì khác so với Người tối cổ

  • Hướng dẫn trả lời:

Người tinh khôn đã biết cải tiến dần việc chế tác công cụ đá, làm tăng nguồn thức ăn. Công cụ chủ yếu của họ là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

Câu hỏi: Em hãy so sánh công cụ ở hình 19 và hình 20 (trang 22 – 23, SGK).

  • Hướng dẫn trả lời:

Công cụ hình 19 (trang 22, SGK) là rìu đá núi Đọ (Thanh Hoá) rất đơn giản, hình thù không rõ ràng, chỉ ghè đẽo qua loa.

Công cụ hình 20 (trang 23, SGK) là công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu) tuy được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng hơn.

  1. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?

Câu hỏi: Địa điểm sinh sống củạ Người tinh khôn giai đoạn phát triển được tìm thấy ở đâu trên đất nước taĩ Cách đây hao nhiêu năm?

  • Hướng dẫn trả lời:

Những địa điểm sinh sông của Người tinh khôn giai đoạn phát triển được tìm thấy ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).

Họ sống cách đây từ 12.000 đến 4000 năm.

Câu hỏi: Công cụ của Người tỉnh khôn giai đoạn phát triển có gì tiến bộ?

  • Hướng dẫn trả lờỉ:

Công cụ của Người tinh khôn giai đoạn phát triển có nhiều tiến bộ: Trong chế tác công cụ đá, họ đã biết mài lưỡi cho sắc như rìu ngắn, rìu có vai. Ngoài ra còn có đồ gốm và lưỡi cuốc đá (tìm thấy ở Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long).

Câu hỏi: Tại sao công cụ lao động của Người tinh khôn giai đoạn phát triển lại có được sự tiến bộ đó ?

  • Hướng dẫn trả lời:

Đầu óc họ phát triển hơn, họ thấy rằng cần cải tiến công cụ lao động, mài cho sắc để dễ làm hơn, lao động có hiệu quả hơn, tìm ra nhiều thức ăn hơn, mới đảm bảo cho sự tồn tại của cuộc sông của mình.

Câu hỏi: Theo em, giá trị của sự tiến bộ đó là gì ?

  • Hướng dẫn trả lời:

Đó là những cố gắng và sáng tạo trong chế tác công cụ vừa tạo điều kiện mở rộng sản xuất, vừa nâng cao cuộc sông.

Câu hỏi: So sánh công cụ ở hình 20 (trang 23, SGK) với các công cụ ở hình 21, 22, 23 (trang 24, SGK).

  • Hướng dẫn trả lời:

Hình 20 (trang 23, SGK) “công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu)” là chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

Hình 21 (Rìu đá Hoà Bình), hình 22 (Rìu đá Bắc Sơn), hình 23 (Rìu đá Hạ Long): hình thù rõ ràng hơn, lưỡi rìu sắc hơn vì thế lao động có hiệu quả hơn.

Câu hỏi: Em hãy lập bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ ở nước ta theo mẫu sau:

Các giai đoạn

Thời gian xuất hiên

Địa điểm tìm thây

Công cụ chủ yếu

Người tối cổ

 

 

 

Người tinh khôn

 

 

 

Người tinh khôn phát triển

 

 

 

  • Hướng dẫn trả lời:

Các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ ở nước ta:

Các giai đoạn

Thời gian xuất hiên

Địa điểm tìm thấy

Công cụ chủ yếu

Người tối cổ

40 – 30 vạn năm.

Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai).

Công cụ đá ghè đẽo thô sơ.

Người tinh khôn

3-2 vạn năm.

Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An.

Công cụ đá: những chiếc rìu bằng hòn cuội, ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn phát triển

12.000 đến 4000 năm.

Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).

Công cụ đá, mài ở lưỡi cho sắc với các loại: lưỡi cuốc đá, rìu sắt, riu ngắn, rìu có vai; công cụ bằng xương, bằng sừng; đồ gôm.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta – Câu hỏi và bài tập Lịch sử 6 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận