Giải bài tập vật lý 10 – Phần 2 – Chương V – Bài 28 : Cấu tạo chất . Thuyết động học phân tử chất khí – Trang 151 SGK

Đang tải...

Giải bài tập vật lý 10

Phần 2 – Chương V – Bài 28 : Cấu tạo chất . Thuyết động học phân tử chất khí 

I – CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 151 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Hai thỏi chì có mặt đáy phẳng, nhẵn, tiếp xúc nhau thì hút nhau; không phẳng, nhẵn thì không hút được nhau vì lực hút giữa các phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở khá gần nhau.

C2 (trang 151 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Khi nén thuốc bột bằng máy ở trong khuôn thì các phân tử ở khá gần nhau, nên lực hút phân tử được phát huy tác dụng ⇒  thuốc ép thành viên.

Khi ép bằng tay thì các phân tử còn ở xa nhau nên lực hút phân tử không phát huy được tác dụng ⇒  không ép lại thành viên như cũ được.

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 154 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này.

Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn nên các phân tử dao động xung quanh các vị trí cân bằng có thể di chuyển được

Bài 2 ( trang 154 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10


Bài 3 (trang 154 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Các phân tử chuyên động hỗn loạn không ngừng, các phân tứ chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Bài 4 (trang 154 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng

Bài 5 (trang 154 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chọn C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.

Bài 6 (trang 154 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chọn C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.

Bài 7 (trang 154 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chọn D. Chuyên động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Bài 8 (trang 155 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Ví dụ:

– Đặt hai tấm kính phang lên nhau khi tách chủng ra rất khó do có lực hút giữa các phân tử.

– Chất lỏng hầu như không nén được vì khi nén, các phân tử ớ rất gần nhau nên đây nhau.

 

Xem thêm QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LO – MA-RI-ỐT 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận