Phần 1 – Chương I – Bài 1 : Chuyển động cơ – trang 8 SGK – Giải bài tập vật lý 10

Đang tải...

Bài 1 : Chuyển động cơ

Giải bài tập vật lý 10 .

I – CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 8)

a) Đường kính đường tròn quỹ đạo của Trái Đất là:

2 x 150 000 000 = 300 000 000 (km)

Gọi d và d’ lần lượt là đường kính Trái Đất, Mặt Trời trên hình vẽ, ta có:

 

b) Hoàn toàn có thể coi Trái pất như một chất điểm trong hệ Mặt Trời vì kích thước Trái Đất rất nhỏ so với độ dài đường đi của nó quanh Mặt Trời.

C2 (trang 9)

Có thể chọn một vật đứng yên bất kì ở trên bờ hoặc trên mặt sông làm vật mốc như một bến sông, một cây to trên bờ sông, một chiếc phao đèn, v.v…

C3 (trang 9)

Nếu chọn o trùng với A, Ox dọc theo AB, Oy dọc theo AD thì điểm M có tọa độ.

Nếu chọn O trùng với B thì điểm M có tọa độ . (như hình 1.7)

C4 (trang 10)

Tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn hết 33 giờ vì:

(24 giờ 00 phút – 19 giờ 00 phút) + (24 giờ 00 phút – 00 giờ 00 phút) + (04 giờ 00 phút – 00 giờ 00 phút) = 33 giờ 00 phút.

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1. (trang 11)

Chất điểm là một vật chuyển động có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập tới).

Bài 2. (trang 11)

Có nhiều cách xác định vị trí của một ô tô trên một quốc lộ. Ví dụ:

– Nêu cột số ki-lô-mét mà ô tô đang đứng ở đó hoặc đang đi qua đó.

Ví dụ: Ô tô đang ở km 80 trên quốc lộ 1 tính từ Hà Nội.

– Nêu khoảng cách từ ô tô đến một thành phố nào đó

Ví dụ: Ô tô cách Hưng Yên 35km về phía Hải Phòng.

Bài 3. (trang 11)

– Coi vật là chất điểm M.

– Chọn một điếm o trên mặt phẳng đó làm gốc tọa độ, dựng hệ trục tọa độ vuông góc Oxy.

– Gọi H, I lần lượt là hình chiếu của M trên Ox, Oy thì vị trí của điểm M được xác định bởi hai tọa độ


Bài 4. (trang 11)

Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ vật làm mốc, ruốc thời gian và đồng hồ.

Với hệ tọa độ, ta chỉ xác định được vị trí của vật; với hệ quy chiếu ta không chỉ xác định được vị trí của vật, mà còn xác định được sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian.

Bài 5 (trang 11)

Chọn D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

Vì ba trường họp A, B, c không thỏa mãn điều kiện: kích thước của vật rất nhỏ so với độ dài đường đi của chúng, chỉ có trường hợp D thỏa mãn.

Bài 6. (trang 11)

Chọn C. Dùng cả hai cách A và B.

Vì để chỉ cho du khách đi đến bờ hồ, người chỉ đường đã dùng cách A: dùng đường đi: “đi dọc theo phổ này” và vật làm mốc: “đến bờ hồ”.

Để du khách tìm được khách sạn s từ bờ hồ người chỉ đường đã dùng các trục tọa độ Đông – Tây và Nam – Bắc: “từ bờ hồ nhìn theo hướng Tây Bac”

Bài 7 .(trang 11)

Chọn D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc 0 giờ

Vì rất khó xác định được vị trí của một điểm trong không gian khi biết khoảng cách từ điểm đó đến ba điểm cố định cho trước.

Hơn nữa chọn t = 0 là lúc máy bay cất cánh thì phải tính toán lại thời gian theo đồng hồ của người khảo sát.

Bài 8. (trang 11)

Đe xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương thì người ta dùng kinh độ, vĩ độ của vị trí tàu.

Bài 9. (trang 11)

Chọn mốc thời gian là lúc 5 giờ 00 phút.

 

Sau mỗi phút góc lệch giữa hai kim giảm một góc α = 6 – 0,5 = 5,5°

Thời gian ngắn nhất để kim phút đuổi kịp kim giờ kể từ 5 giờ 00 phút là:

 

Thời gian ngắn nhất để kim phút đuổi kịp kim giờ tính từ 5 giờ 15 phút là:

       t’ = t – 15 phút = 12 phút 16,36 giây

 

Xem thêm Chuyển động thẳng đều tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận