Ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh lớp 9 – Học kỳ II

Đang tải...

ÔN TẬP NGỮ PHÁP LỚP 9 HỌC KỲ 2

5.Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả:

So + result ( so + kết quả, hậu quả)

So ( vì thế, vì vậy, cho nên) là một liên từ được dùng để diễn đạt kết quả của một sự việc hoặc một hành động. mệnh đề bắt đầu bằng So được gọi là mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả

Vd:   We arrived late, so we missed the beginning of the film. Chúng tôi đến trễ, vì thế chúng tôi đã bỏ lỡ phần đầu của bộ phim.

It was cold, so I turned the heating on. Trời lạnh, vì vậy tôi đã mở hệ thống sưởi

So sánh với: because + reason ( bởi vì+ nguyên nhân)

Vd:    We missed the beginning of the film because we arrived late. Chúng tôi đã bỏ lỡ phần đầu của bộ phim bởi vì chúng tôi đến trễ.

6.Động từ tình thái dùng với If:

If + present tense, modal + verb

a.Động từ tình thái must, can, could, may, might, ought to, have to, should,…có thể được dùng trong câu điều kiện if để diễn đạt một điều gì đó chắc chắn hoặc có khả năng xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

Vd: If you have not got a TV, you can not watch it, can you?. Nếu bạn không có tivi, thì bạn không thể xem truyền hình được đúng không?

She may accept your offer if you ask her. Cô ấy có thể chấp nhận nếu bạn hỏi cô ấy

b.Động từ tình thái cũng được dùng với if để khuyên ai đó nên hành động như thế nào nếu muốn làm một điều gì đó

Vd: If you want to drive a car, you must have a driving license. Nếu bạn muốn lái xe, bạn phải có bằng lái xe

If you want to get food grades, you must study hard. Nếu muốn đạt điểm cao thì bạn phải học chăm

Lưu ý: theo sau động từ tình thái là động từ nguyên mẫu không to

7.Lời nói trực tiếp và gián tiếp

Lời nói gián tiếp là lời nói tường thuật lại ý của người nói ( không cần phải dùng đúng những từ của người nói)

Tom said, I’m feeling ill

>    Tom said (that) he was feeling ill

a.Câu trần thuật trong lời nói gián tiếp

Muốn đổi một câu trần thuật từ trực tiếp sang gián tiếp ta phải:

– Dùng động từ giới thiệu say hoặc tell : say ( that ), say to somebody ( that), tell somebody ( that)

– Đổi các đại từ nhân xưng, đại từ hoặc tính từ sở hữu sao cho tương ứng với chủ ngữ hoặc tân ngữ của mệnh đề chính

Vd: Bill said, “ I’m having a party at my flat”

>    Bill said that he was having a party at his flat

Lưu ý: khi tường thuật lại lời nói của chính mình thì đại từ và tính từ sở hữu không thay đổi

Vd:  I said, “ I like my new house”

I said that I liked my new house.

– Đổi thì của động từ thành thì quá khứ tương đương:

Direct speech => reported speech

Present simple => past simple

Tom said, “ I never eat meat”

>    Tom said that he never ate meat

Present progressive => past progressive

He said, “ I’m waiting for Ann”

>    He said that he was waiting for Ann

Present perfect => past perfect

She said, “ I’ve seen this film”

>    She said she had seen that film

Present perfect progressive => past perfect progressive

Jane said, “ I’ve been learning Chinese for 5 years”

>    Jane said he had been learning Chinese for 5 years”

Past simple => past simple/ past perfect

They said, “ we came by car”

>    They said thay came/ had come by car

Past progressive => past progressive/ past perfect progressive

He said, “ I was sitting in the park at 8 am”

>    He said he was sitting/ had been sitting in the park in 8am”

Future simple => future in the past

Judy said, “ I ‘ll phone you”

>    Judy said she would phone me

Future progressive => future progressive in the past

He said, “ I’ll be playing golf at 3 pm tomorrow.”

>    He said he would be playing golf at 3pm the following day.

Modal verbs => modals in the past

– Can => could

She said, “ you can sit here”

>    She said I could sit there

– May => might

Mary said, “ I may go to Bali again”

>    Mary said she might go to Bali again

– Must => must/ had to

He said, “ I must finish this report”

>    He said he must/ had to finish that report

– Đổi một số tính từ chỉ định và trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian

THIS > THAT

THESE > THOSE

HERE > THERE

NOW > THEN

TODAY > THAT DAY

TONIGHT > THAT NIGHT

YESTERDAY > THE DAY BEFORE, THE PREVIOUS DAY

THE DAY BEFORE YESTERDAY > TWO DAYS BEFORE

TOMORROW > THE NEXT/ FOLLOWING DAY, THE DAY AFTER

THE DAY BEFORE TOMORROW > TWO DAYS AFTER

AGO > BEFORE

THIS WEEK > THAT WEEK

LAST WEEK > THE WEEK BEFORE, THE PREVIOUS WEEK

Vd: He said, “ I am taking my driving test tomorrow”

>    He said he was taking his driving test the day after

Lưu ý:

– Câu trần thuật không có dấu ngoặc kép hoặc dấu chấm hỏi

– Câu trần thuật có đại từ và trạng từ khác với câu nói trực tiếp

– Should, ought to giữ nguyên không thay đổi ở câu trần thuật

– Đối với động từ tell, đòi hỏi phải có tân ngữ để chỉ người nghe

Vd:  He told me that he was late for class

– Đối với động từ say, ta không cần đề cập người nghe nếu đề cập đến người nghe thì ta phải thêm giới từ to

a.Câu hỏi trong lời nói gián tiếp:

Có hai loại câu hỏi: YES –NO và câu hỏi WH-

-Yes- no question:

S1 + asked (+ object ) + if/ whether + S2+ V

Khi đổi một câu hỏi yes-no từ trực tiếp sang gián tiếp, ta cần lưu ý những điểm sau:

Dùng động từ giới thiệu ask, wonder, want to know

Dùng if hoặc whether ngay sau động từ giới thiệu của mệnh đề chính. If / whether có nghĩa là  “có…không”

Đổi định dạng mẫu câu hỏi thành câu trần thuật ( S+ V)

Đổi đại từ, tính từ sở hữu thì của động từ và các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn ( giống cách đổi trong câu trần thuật)

Vd: He said, “ Can you speak any foreign language?”

>    He asked me if I could speak any foreign language.

Claire said, “ have you got a driving licence?”

>    Claire asked me whether I had got a driving license

-Wh – question:

S1+ asked ( + object ) + what/ when/ …+ S2+ V

Câu hỏi Wh- được chuyển đổi như sau:

Dùng các động từ giới thiệu ask, inquire, wonder, want to know

Lặp lại từ để hỏi( what, when,…) sau động từ giới thiệu

Đổi định dạng mẫu câu hỏi thành câu trần thuật ( S + V)

Đổi đại từ, tính từ sở hữu, thì của động từ, và các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn

Vd:  He said, “ what time does the film begin?”

>    He wanted to know what time the film began.

The police officer said to us, “ where are you going?”

>    The police officer asked us where we were going.

Một số trường hợp không thay đổi động từ trong lời nói gián tiếp

– Động từ trong mệnh đề chính ở thì hiện tại đơn ( say/ says), hiện tại tiếp diễn ( is/ are saying) hoặc tương lai đơn( will say)

Vd: Trevor says, “ I’m tired”

>    Trevor says he is tired

– Lời nói trực tiếp diễn tả một chân lý hay một thói quen ở hiện tại

Vd: The teacher said, “ the earth moves round the sun”

>    The teacher said the earth moves round the sun.

– Lời nói trực tiếp có các động từ tình thái  could, would, should, might, ought to, used to, had better.

Vd:  Tom said, “ you shouldn’t contact her”

>    Tom said I shouldn’t contact her.

Must có thể giữ nguyên hoặc đổi thành had to.

+ Trong lời nói gián tiếp, động từ nguyên mẫu có to (to-inf ) có thể được dùng sau các từ để hỏi what, when, where, who,…( nhưng thường không sau why)

Cấu trúc này diễn tả những ý như sự bắt buộc và khả năng có thể xảy ra

Vd:       She can not decide what to do

Tell me when to pay

He shows me where to get tickets

I wonder who to invite

Tell me how to improve the pronunciation.

7.Câu hỏi đuôi:

a.Định dạng: câu hỏi đuôi ( tag question) là câu hỏi ngắn, thường được đặt cuối câu trong văn nói

Vd: You live near here, don’t you? Bạn sống gần đây, phải không?

Câu hỏi đuôi được thành lập bằng một trợ động từ( hoặc động từ to be) và một đại từ nhân xưng ( chỉ chủ ngữ của câu): auxiliary verb (+not) + pronoun. Có hai dạng câu hỏi đuôi:

– Câu hỏi đuôi phủ định: ( auxiliary verb + not + pronoun ) được dùng sau câu trần thuật xác định, hình thức phủ định thường được rút gọn ( not = n’t). câu hỏi đuôi phủ định bao gồm câu khẳng định + đuôi phủ định:

Positive statement + negative question tag

Vd:  It is very cold, isn’t it? Thời tiết rất lạnh, phải không?

– Câu hỏi đuôi khẳng định ( auxiliary verb + pronoun ) được dùng sau câu trần thuật phủ định. Câu hỏi đuôi khẳng định bao gồm câu phủ định + đuôi khẳng định

Negative statement + positive question tag

Vd: I shouldn’t do this, should I ? tôi không nên làm điều này, phải không?

You haven’t seen Mary today, have you? Hôm nay bạn chưa gặp Mary, phải không?

Lưu ý:

Nếu trong câu trần thuật có trợ động từ ( hoặc có động từ to be) thì trợ động từ này được lặp lại trong câu hỏi đuôi

Vd:  She will come, won’t she? Cô ấy sẽ đến phải không?

We don’t have to pay, do we? Chúng tôi không phải trả tiền, phải không?

Nếu câu trần thuật không có trợ động từ thì ta dùng trợ động từ to do ( do/ does / did )

Vd:  You live near here, don’t you? Bạn sống gần đây, phải không?

You locked the door, didn’t you? Anh đã khóa cửa, phải không?

Câu hỏi đuôi của I am là aren’t I ?

Vd:   I’m late, aren’t i? tôi đến muộn, phải không?

Cách dùng:

Trong văn nói ý nghĩa của câu hỏi đuôi phụ thuộc vào cách chúng ta diễn đạt:

– Nếu chúng ta xuống giọng ở câu hỏi đuôi có nghĩa là chúng ta không thực sự đặt câu hỏi, chúng ta chỉ muốn người nghe đồng ý với chúng ta

– Nếu chúng ta lên giọng ở câu hỏi đuôi thì đó là câu hỏi thực sự

Dùng trong câu yêu cầu và đề nghị:

– Sau câu yêu cầu ( do…/don’t….), đuôi thường là will you?

Vd:

Close the door, will you?

Don’t ever do that again, will you?

– Could you/ Can you có thể được dùng với yêu cầu khẳng định

Vd:

Do me a favour, could/ can you?

– let’s…, shall we?

Vd:

Let’s go for a coffee, shall we?

8.Danh động từ theo sau một số động từ

Một số động từ thường đòi hỏi theo sau chúng bởi một danh động từ (V-ING)

Admit: nhận, chấp nhận

Avoid: tránh

Carry on/ go on: tiếp tục

Consider: suy nghĩ, xem xét

Delay: trì hoãn

Deny: từ chối

Detest: ghét

Dislike: không thích

Enjoy: thích

Fancy: thích

Finish: kết thúc

Forgive: tha thứ

Give up: từ bỏ

Hate: gét

Keep on: tiếp tục, liên tục

Like: thích

Love: yêu, thương

Mention: đề cập

Postpone: hoãn

Practice: luyện tập

Put off: hoãn lại

Quit: từ bỏ

Risk: có nguy cơ

Stop: dừng

Suggest: gợi ý

Vd:   I enjoy traveling. Tôi thích đi du lịch

He’s given up smoking. Anh ấy đã bỏ hút thuốc lá

Một số cụm từ thường đòi hỏi theo sau chúng là một danh động từ ( v-ing)

Be busy: bận rộn

Can’t help: ko thể nhịn được

Have good time: tận hưởng

It’s no use: chẳng ợi ích gì

Waste time: lẵng phí thời gian

Be worth: đáng ( làm gì)

Have fun: thích thú

Have trouble: gặp phiền toái

Spend time: dành thời gian

Vd: No use crying. Khóc chẳng lợi ích gì

My mother is always busy doing the housework. Mẹ tôi luôn bận rộn làm việc nhà.

Go+ danh động từ :được dùng ở nhiều cụm từ liên quan đến các hoạt động giải trí và mua sắm

Go boating: đi chèo thuyền

Go fishing: đi câu cá

Go hunting: đi săn

Go sailing: đi lái thuyền

Go camping: đi cắm trại

Go hiking: đi bộ đường dài

Go mountain climbing: đi leo núi

Go shopping: đi mua sắm

Go sighseeing: đi tham quan

Go skating: đi trượt băng

Go skiing: đi trượt tuyết

Go swimming: đi bơi

Vd: Yesterday, I went swimming with my friends. Hôm qua tôi đã đi bơi với bạn của tôi.

Lưu ý:

– mind+ ing-form thường được dùng trong câu phủ định và câu hỏi

Vd: Do you mind opening the door? Anh vui lòng mở giúp cửa chứ?

– Sau like, love, hate, prefer  ta có thể dùng hoặc động từ nguyên mẫu có to hoặc danh động từ

Vd: I love to meet/ meeting people. Tôi thích gặp gỡ mọi người

– Khi nói về một dịp cụ thể, đặc biệt là ở thì tương lai, người ta thường dùng động từ nguyên mẫu hơn. Còn khi nói về hoạt động chung chung, không có thời gian cụ thể, danh động từ thường được dùng hơn

Vd:  Do you prefer to play tennis or to swim this afternoon? Chiều nay bạn thích chơi ten nis hay đi bơi hơn?

Do you prefer playing tennis or swimming? Bạn thích chơi tennis hay đi bơi hơn?

– Sau begin, start, continue ta có thể dùng hoặc động từ nguyên mẫu có to hoặc danh động từ và ý nghĩa hoàn toàn giống nhau

Vd:  It’s began to rain/ began raining after 11a.m. trời đã bắt đầu mưa sau 11 giờ sáng

– Một số động từ có thể được dùng trong định dạng mẫu verb + somebody + v-ing

Vd:  You can’t stop me doing what I want. Anh không thể ngăn tôi làm những gì tôi thích

Sorry to keep you waiting so long. Xin lỗi vì đã để bạn chờ lâu như thế.

– Một số động từ khác:

Try to do something: cố gắng làm gì

Trying doing something: thử làm gì nhiều lần

Stop to do something: dừng lại để làm gì

Stop doing something: dừng làm gì

Mean to do something: cố ý làm gì

Mean doing something: đòi hỏi phải làm gì

Need to do something: cần làm gì

Need doing something: cần được làm gì

– Xem thêm :

+ Đề cương ôn trong hè môn Tiếng Anh lớp 9

+ Ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh lớp 9 – Học kỳ I

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận