Nói quá – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Biện pháp nói quá

Bài tập 

1. Bài tập 1, trang 102, SGK.

2. Bài tập 2, trang 102, SGK.

3. Bài tập 3, trang 102, SGK.

4. Bài tập 4, trang 103, SGK.

5. Bài tập 5, trang 103, SGK.

6. Bài tập 6*, trang 103, SGK.

7. Thay những từ ngữ nói quá trong các câu sau bằng từ ngữ thông thường mà tương ứng về nghĩa cơ bản để thấy rõ tác dụng biểu cảm của câu văn giảm sút do không dùng biện pháp nói quá.

a. Khi gật xong, sẵn thóc rơi vãi ngoài ruộng, đàn vịt chóng lớn như thổi.

b. Thằng ấy vào loại rán sành ra mỡ đấy.

c. Năm ấy mất mùa, gạo châu củi quế, đời sống nông dân vô cùng khốn khổ.

d. Trại giặc im lìm, chúng đang ngủ say như chết.

Gợi ý làm bài

1. Muốn tìm biện pháp nói quá và thấy được ý nghĩa của nó, cần phải nắm vững hai đặc điểm của biện pháp nồi quá là tính chất phóng đại trong diễn đạt và mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ, ở câu (c), thét ra lửa là biện pháp nói quá. Trong thực tế chẳng ai thét được ra lửa. Nghĩa của thét ra lửa là “rất hống hách, nói năng quát tháo ai cũng phải nể sợ”.

2. Để làm tốt bài tập này, trước hết cần phải tìm hiểu ý nghĩa của mỗi thành ngữ đã cho, sau đó lần lượt tìm hiểu ý khái quát của mỗi câu đã được cho để chọn thành ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Ví dụ, thành ngữ Chó ăn đá gà ăn sỏi có ý nghĩa là “thuộc nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọi, khó bề làm ăn và luôn luôn đói kém, nghèo khổ”. Thành ngữ này điền vào chỗ trống ở câu (a) là thích hợp.

3. Tương tự như ở bài tập 2, trước hết phải tìm hiểu nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng) của thành ngữ rồi mới đặt câu. Ví dụ : Nghiêng nước nghiêng thành có nghĩa bóng chỉ sắc đẹp tuyệt vời, có sức lôi cuốn kì diệu của người phụ nữ.

Đặt câu : Đến năm mười sáu tuổi, nàng đa nổi tiếng đàn thơ cung kiếm và có một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành (Trịnh Cao Tường, Non nước Đổ Sơn).

4. Làm theo mẫu trong SGK.

6. Nói quá, với tư cách là một biện pháp tu từ, và nói khoác giống nhau ở chỗ cả hai đều dùng cách nói phóng đại. Vậy nói quá và nói khoác khác nhau ở chỗ nào ? Để giải đáp câu hỏi này, cần xét xem mục đích của mỗi hành động là gì. Nên tìm một số ví dụ về trường hợp nói khoác mà em biết.

7. Từ ngữ thông thường ở đây là những từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ nói quá mà câu văn vẫn giữ được ý nghĩa tương tự, chỉ có điều là tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng biểu cảm như câu có dùng từ ngữ nói quá đã giảm đi nhiều.

Ví dụ : Câu (c) ⇒ Thằng ấy vào loại keo kiệt, hà tiện quá đáng đấy.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận