Nói giảm nói tránh – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Nói giảm, nói tránh

Bài tập 

1. Bài tập 1, trang 108, SGK.

2. Bài tập 2, trang 108 -109, SGK.

3. Bài tập 3, trang 109, SGK.

4. Bài tập 4, trang 109, SGK.

5. Đặt câu hoặc sưu tầm câu có nội dung tỏ sự khiêm nhường với các từ ngữ sau đây : thiển nghĩ, món quà nhỏ mọn, rồng đến nhà tôm, tài hèn đức mọn, con ong cái kiến.

Gợi ý làm bài

1. Để giải bài tập này, trước hết cần biết các từ ngữ đã cho dùng để nói giảm nói tránh điều gì, sau đó lần lượt tìm hiểu nghĩa chung của câu có chỗ để trổng, chọn đúng từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống.

Ví dụ : khiếm thị là từ ngữ dùng để nói giảm nói tránh khuyết tật mù (điền vào chỗ trống của câu c).

2. Trong mỗi cặp câu đã cho có một câu dùng cách nói giảm nói tránh. Em hãy so sánh ý nghĩa của hai câu trong mỗi cặp câu để xác định câu nào là câu nói giảm nói tránh và câu nào không dùng biện pháp tu từ đó. Khi so sánh, nên chú ý sự khác nhau giữa hai câu trong mỗi cặp. Ví dụ cặp câu (a) khác nhau ở hai từ phải và nên. So sánh, ta thấy nghĩa của nên có phần giảm nhẹ mức độ hơn nghĩa của phải. Vậy câu thứ hai là câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.

3. Trước hết, nêu câu có sắc thái chê trách nặng nề, gay gắt, sau đó chuyên câu này sang câu có dùng từ ngữ phủ định và từ ngữ trái nghĩa để lời nói mềm mỏng, lịch sự hơn.

Ví dụ : Bài thơ của anh dở lắm. ⇒ Bài thơ của anh chưa được hay lắm.

Trong cặp câu này dở và hay là hai từ trái nghĩa.

4. Việc sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp, nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao (người nghe dễ tiếp nhận). Tuy nhiên, không phải bao giờ dùng nói giảm nói tránh cũng đạt hiệu quả tốt. Chẩng hạn, có một bạn rất lười học, khuyên bảo nhiều lần mà vẫn không nghe, chúng ta đành phải nói thẳng với bạn đó rằng : “Cậu lười học quá !” chứ không nên nói : “Cậu không được siêng lắm.”.

Hãy tìm những trường hợp khác trong giao tiếp ở nhà trường, ngoài xã hội để làm bài tập này.

5. Trong giao tiếp, có trường hợp nói về bản thân, để tỏ ý khiêm nhường người ta dùng biện pháp nói giảm nói tránh. Tự đặt câu hay sưu tầm đều được. Để đặt câu, cần phải nắm được ý nghĩa của mỗi từ ngữ đã cho và ý nghĩa của câu phải toát lên sắc thái khiêm nhường của người nói trong hoàn cảnh giao tiếp đó.

Ví dụ:

Trong lúc viết thư này, một mặt tôi rất đau lòng, vì tôi tài hèn đức mọn chưa đuổi được giặc ngay để đồng bào chịu cực khổ. (Hồ Chí Minh)

Tôi thiển nghĩ việc ấy anh không nên để bụng.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận