Những con sếu bằng giấy Tuần 4 Tiếng Việt 5

Đang tải...

Những con sếu bằng giấy

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc.

2. Lưu ý phát âm:

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

– Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki, Xa-xa-cô Xa-xa-ki, Nhật Bản;

ch / tr: chế, chính, chết, ch, chuyện, chúng, cho, truyền thuyết, triệu, trên, treo;

s / x: sau, sếu, sát, sinh, xúc động, xuống, xây, xạ;

l / n: lâm, liền, lặng lẽ, lại, nửa, năm, nạn, ném, nước, này, nâng, nói;

d / gi: dòng, dưới, giấy, giới…

II. TÌM HlỂU BÀI

1. Tìm hiểu chung.

Bài Những con sếu bằng giấy kể lại câu chuyện lịch sử về cái chết của một em bé ở Nhật Bản do hậu quả Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phô Hi-rô-si-ma và Xa-ga-xa-ki. Tác phẩm dược trích trong Những mẩu chuyện lịch sử thế giới.

2. Nội dung chính.

Năm 1945, nước Mỹ ném hai quả bom nguyên tử mới chế tạo xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Xa-ga-xa-ki ở Nhật Bản, cướp đi mạng sống của nửa triệu người. Đến năm 1951, có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma chết do nhiễm phóng xạ. Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử, Hi-rô-si-ma bị ném bom, lúc đó em mới hai tuổi. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy thì sẽ khỏi bệnh, cô bé đã âm thầm gấp những con sếu giấy với hy vọng kéo dài được cuộc sống của mình.

Biết chuyện, để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô, các bạn nhỏ toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho em. Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con. Xúc động trước cái chết của em và để bày tỏ nguyện vọng hòa bình, học sinh ở Hi-rô-si-ma đã quvên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.

Câu chuyện cảm động về cái chết của Xa-xa-cô đã tố cáo tội ác của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân và nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

3. Liên hệ bài đọc, mở rộng kiến thức.

Trích đoạn sau đây đã chỉ rõ rằng: Nguy cơ chiến tranh đang đe dọa toàn thể nhân loại và sự sống trên trái đất. Đấu trạnh cho hòa bình thế giới, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đối với cả loài người.

Đấu tranh vì môt thế giới hòa bình

Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ çon, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuôc nổ: tất cả chỗ đó khi nổ tung sẽ làm tan biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng trên đầu chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cá các hành tinh đang xoay quanh hệ mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời… Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí. Không những đi ngược lại lý trí của con người mà còn đi ngược lại lý trí của tự nhiên nữa.

Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.

Theo Mác-két, Thanh gươm Đa-mô-clét.

Xem thêm Luyện tập tả cảnh Tiếng Việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận