Nhân vật trong truyện – Tập làm văn 4

Đang tải...

Nhân vật trong truyện – Tập làm văn 4

Tiết 2 : NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN

Sau khi tìm hiểu khái quát các đặc điểm của văn kể chuyện, HS lần lượt tìm hiểu về từng đặc điểm của văn kể chuyện. Trong truyện, điều tất yếu là phải có nhân vật. Tiết học nhằm mục đích :

–        Giúp HS nắm vững :

+ Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện thường là người, cũng có thể là vật hoặc con vật, cây cối được nhân hóa.

+ Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật bộc lộ tính cách của nhân vật.

–        Giúp HS bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện đơn giản.

1. Nhận xét

2. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : thế nào là nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật có thể là người, có thể là vật ,được nhân hóa.

HS đã được học truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu trong tiết tộp đọc và truyện sự tích hồ Ba Bể trong tiết Kể chuyện của tuần 1. Tiết Tập làm văn của tuần 1 cũng đã đề cập tới các truyện này và từng nhân vật của mỗi truyện.

Bài tập này nhắc lại những điều đã học cốt để nhấn mạnh, khắc sâu hơn về nhân vật trong truyện.

HS có thể dựa vào bảng phân loại sau để trả lời:

3. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : luyện tập nhận xét về tính cách của nhân vật.

–        Dế Mèn : khảng khái, giàu lòng thương người, ghét cảnh áp bức, bất công; sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu.

Chúng ta có được nhận xét trên vì:

+ Căn cứ vào lời nói của Dế Mèn : ” Em đừng sợ… ăn hiếp kẻ yếu

+ Căn cứ vào các hành động của Dế Mèn : xòe cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.

–        Mẹ con bà nông dân : thương yêu người nghèo khó, cứu gỉúp người bị hoạn nạn.

Chúng ta có được nhận xét trên vì:

–        Căn cứ vào lời nói của người mẹ : ” Thưa cụ, vậy làm sao để cứu người chết chìm?

–        Căn cứ vào hành động của hai mẹ con : đưa bà lão ăn xin về nhà, lấy cơm nguội cho ăn và mời nghỉ lại ; mặc gió mưa, hai mẹ con chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.

4. Ghi nhớ

HS học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK.

HS cần lưu ý:

–        Truyện phải có nhân vật. Ngoài nhân vật chính, truyện có thể có nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối truyện, thể hiện ý nghĩa của truyện.

–        Nhân vật trong truyện có thể là người, cũng có thể là con vật, đồ vật, cây cối … được nhân hóa ( cũng có hành động, lời nói, tình cảm, suy nghĩ… như người).

–        Khi nhận xét về nhân vật phải xét tới tính cách của nhân vật đấy. Tính cách của nhân vật thường được thể hiện ở hình dáng, hành động, lời nói, sự suy nghĩ của nhân vật.

III. Luyện tập

1. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : xác định nhân vật chính trong một câu chuyện và xác định tính cách của nhân vật.

Nhân vật chính trong truyện Ba anh em là Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca.

Tính cách của từng nhân vật được bộc lộ rỏ ở hành động của mỗi người sau bữa ăn.

Nhân vật bà đã nhận xét rất đúng về tính cách của từng người cháu.

–        Ni-ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi.

–        Gô-sa hơi láu, lén hốt những mảnh bánh vụn xuống đốt.

–        Chi-ôm-ca biết giúp bà, biết nghĩ đến cà những con chim bồ câu nên nhạt những mẩu bánh vụn trên bàn cho chim ăn.

2. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : thông qua hành động, lời nói… để xác định tính cách của một người.

Trước hết ta thấy bài tập nêu lên tình huống : Một bạn mải chơi đùa. chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé và em bé khóc. Từ tình huống này. bài tập nêu lên hai diễn biến ở hai người có tính cách khác nhau :

–        Nếu bạn HS biết quan tâm đến người khác thì sẽ chạy đi, bế em bé lên, xin lỗi em bé, dỗ dành cho em bé nín, phủi bụi bẩn trên người, trên quần áo em bé…

–        Nếu bạn HS không biết quan tâm đến người khác sẽ vẫn chạy nháy, nô đùa ..mặc kệ cho em bé khóc.

Yêu cầu thứ hai của bài tập nhằm giúp HS bước đầu luyện tập xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.

Trong câu chuyện, nhân vật chính, là bạn HS làm ngã em bé còn nhân vật phụ là em bé. Sau đây là một bài viết để PH và HS tham khảo :

Chiếu hôm qua chúng em chơi trốn tìm ngoài công viên.

TẬP LÀM VĂN 4-2    

Bạn em đi trốn còn Hùng phải đi tìm. Trong lúc nháo nhác mới kiếm tìm, chẳng may Hùng đụng phải một em bé chập chững tập đi ngay cạnh vòi phun nước. Thấy em bé ngã, Hùng vội quay lại, cúi xuống bế em bé lên. Hùng lại xem hai tay, hai đâu gối của bé xem có bị trầy không rồi phủi quần áo cho bé. Miệng Hùng xuýt xoa :

–        Anh xin lỗi bé nhé! Bé ngã có đau không? Đau ở đâu? Anh hư quá! Bé ngoan, bé nín đi nhé!…

Vừa lúc đó mẹ của em bé chạy tới, bế bé và xoa đầu Hùng :

–        Bé không sao đâu. Cháu ngoan lắm!

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận