Nhà Tùy – Đường – Các triều đại Việt Nam

Đang tải...

NHÀ TÙY ĐƯỜNGCÁC CUỘC KHỞI NGHĨA (603-939)

NHÀ TUỲ- ĐƯỜNG

(Bắc thuộc lần thứ ba)

Do Lý Phật Tử sớm đầu hàng, nhà Tuỳ (589-617) đã thôn tính Giao Châu dễ dàng, chia Giao Châu thành 3 quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Hoá), Nhật Nam (Nghệ Tĩnh). Trị sở quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình (Hà Nội). Nhưng nhà Tuỳ làm vua được 28 năm thì mất, nhà Đường kế nghiệp trị vì Trung Quốc.

Năm Tân Tị (621) vua Cao Tổ nhà Đường sai Khâu Hoà làm Đại tổng quản sang cai trị Giao Châu. Đến năm Kỷ Mão (679) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu làm 12 châu, 59 huyện. Dưới huyện là hương và xã. Tiểu hương có từ 70-150 hộ. Đại hương từ 160-500 hộ. Tiểu xã có từ 10-30 hộ. Đại xã từ 40-60 hộ. ở miền núi nhà Đường đặt các châu “kimi” (ràng buộc lỏng lẻo) và đặt An Nam đô hộ phủ. Nước ta còn gọi là An Nam khởi đầu từ đấy.

An Nam đô hộ phủ quản 41 châu “kimi” (Vùng Việt Bắc dân tộc Tày Nùng). Năm Tân Hợi (711) nhà Đường lập Phong Châu đô đốc phủ (Sơn Tây, Phú

Thọ, Vĩnh Phúc dân tộc Thái, Tày và Tạng Miến) và Hoan Châu đô đốc phủ (vùng Nghệ Tĩnh và đất Lục Lạp, Bắc Trường Sơn giáp Lào), Ái Châu (vùng Thanh Hoá). Đứng đầu An Nam đô hộ phủ là viên “đô hộ” hoặc “kinh lược sứ”.

Việc chia nhỏ cơ quan cai trị khiến cho nhà Đường không chế đất An Nam một cách chặt chẽ hơn. Tuy vậy trong suốt ba thế kỷ nhà Đường thống trị, nhân dân vẫn không ngừng nổi dậy giành độc lập. Đã có nhiều cuộc khỏi nghĩa nổ ra: Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687); Mai Thúc Loan (722); Phùng Hưng (766- 791); Dương Thanh (819-820).

File PDF

Xem thêm

MAI HẮC ĐẾ (722)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận