Nguyên lí “Tảng băng trôi” được thể hiện như thế nào qua hình ảnh ông lão Xanchiagô đương đầu với đàn cá dữ

Đang tải...

Nguyên lí “Tảng băng trôi” được thể hiện như thế nào qua hình ảnh ông lão Xanchiagô đương đầu với đàn cá dữ

Để 156. Nguyên lí “Tảng băng trôi” được thể hiện như thế nào qua hình ảnh ông lão Xanchiagô đương đầu với đàn cá dữ ?

Bài làm

Hình ảnh ông lão Xanchiagô đương đầu với đàn cá dữ xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm, sau 3 ngày, 2 đêm vật lộn với sóng gió và việc kìm giữ con cá kiếm đã làm cho ông lão mệt nhoài. Cuộc chiến lại diễn ra khi thời tiết khắc nghiệt, rất lạnh giá, vào lúc nửa đêm, khi ông lão đang buồn, thậm chí đã rơi vào tình thế vô vọng.

Nhưng bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông lão đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến, về thị giác: giữa đêm đen, giá lạnh, ông lão không nhìn thấy đàn cá mập chỉ nhìn thấy các vệt nước, ánh lân tinh… về thính giác “lão có thể phòng đoán hoặc nghe thấy” tiếng răng bập, tiếng chày gãy. về xúc giác: không trực tiếp tiếp xúc với đàn cá nhưng cảm nhận được chúng qua một dụng cụ trung gian.

Có thể khẳng định ông lão Xanchiagô là một con người bình thường mà cao cả, ngay cả lúc tưởng như đã kiệt sức và vô vọng vẫn chiến đấu đến cùng. Đó là biểu tượng về khát vọng vĩ đại của con người trong cuộc sống: không gục ngã, không đầu hàng số phận.

Qua hình ảnh ông lão Xanchiagô đương đầu với đàn cá dữ, nguyên lí ‘Tảng băng trôi” thể hiện rõ: phần nổi của “tảng băng” trong câu chuyện này là ông lão nhỏ bé, yếu ót, lại đang vô vọng trước biển cả phải đương đầu với cả một đàn cá dữ khổng lồ. Kết quả, ông lão thất bại, thành quả lao động bị cướp sạch còn phần chìm của “tảng băng” là hành trình không mỏi mệt theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người.

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận