Người gác rừng tí hon – tuần 13 – tiếng việt 5

Đang tải...

Người gác rừng tí hon tiếng việt 5

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc.

2. Lưu ý phát âm:

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

ch / tr: chiều, chục, chặt, chạy, chão, chăng,.truyền, trộm, trên;

s / x: sau, sáu, sớm, sáng, sợi, xe, xin;

l / n: làm, lên, lại, lòng, lao, lượm, lừa, lần, lén, lối, nội, nào, nay;

r / d / gi: rừng, rắn rỏi, ra, dặn, dò, dấu, dây, dũng, giọng;

– lách cách, loanh quanh, loay hoay, bành bạch, rô bốt, phối hợp…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung.

Nguyễn Thị Cẩm Châu là nhà văn trẻ, được biết đến với các truyện ngắn dung dị, nhẹ nhàng về đề tài nhà giáo, học sinh và các vấn đề trong đời sống hàng ngày.

Người gác rừng tí hon là câu chuyện kể về hình ảnh một bạn nhỏ dũng cảm báo vệ rừng, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của con người.

2. Nội dung chính

Bài văn khen ngợi ý thức và sự thông minh, dũng cảm để bảo vệ rừng của một bạn nhỏ gan dạ.

Ba của bạn nhỏ trong bài làm nghề gác rừng, bạn thường theo ba vào rừng. Sáng hôm ấy, ba đi vắng, bạn nhỏ theo lối ba vẫn đi tuần rừng và phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất. Lần theo dấu chân, bạn nhỏ thấy hơn chục cái cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Những việc làm sau đó của bạn nhỏ đã cho thấy bạn là người rất thông minh: nghi ngờ khi thấy dấu chân; lần theo dấu chân và phát hiện ra bọn trộm gỗ; lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an; nghĩ ra cách chặn xe gỗ lại. Bạn còn là người dũng cảm khi chặn xe gỗ, phối hợp với công an để bắt bọn trộm gỗ.

Bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ vì bạn rất yêu rừng, không muốn rừng bị tàn phá. Bạn có ý thức và trách nhiệm của một công dân, tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tài sản của quốc gia, đó là rừng. Bạn nhỏ có nhiều điều chúng ta cần học tập: tình yêu thiên nhiên; ý thức, tinh thần và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng; đức tính dũng cảm, thông minh, phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước những tinh huống bất ngờ.

3. Liên hệ bài đọc, mở rộng kiến thức

Rừng là tài nguyên vô giá mà chúng ta phải luôn bảo vệ, tái tạo và gìn giữ. Bài văn dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò cũng như giá trị của rừng đối với cuộc sống của chúng ta.

Rừng xanh

… Rừng tô điểm cho đất nước, dạy cho người ta hiểu được cái đẹp và cho ngưòi ta cảm giác về sự vĩ đại. Rừng làm cho khí hậu được ôn hòa… Tại sao lại phá rừng đi? Những cánh rừng nước Nga đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì, sông ngòi bị cát bồi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi… Phải là hạng người man rợ mới điên cuồng đem tống vào lò sưởi đốt tất cả những của cái đẹp đẽ đó, mới đang tâm phá hoại những cái mà chúng ta không thể nào tạo ra được… Mỗi khi tôi ngang qua khu rừng ở nông thôn mà tôi đã cứu sống lại, hay khi tôi nghe tiếng rì rào của rừng cây non do chính tay tôi trồng lên, tôi bỗng có cảm tưởng như tiết trời nóng lạnh cũng phụ thuộc một phần nào ở quyền tôi, rằng nếu độ một nghìn năm sau, người đời được sống sung sướng hơn thì cũng có một phần nhỏ do tôi đấy… Khi tôi trồng được một cây bạch dương nhỏ, rồi thấy nó phủ đầy lá xanh và đung đưa trước gió, tim tôi tràn ngập niềm kiêu hãnh…

Theo Sê-khôp

Xem thêm Luyện tập tả người tiếng việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận