Mở bài trong bài văn kể chuyện – Tập làm văn 4

Đang tải...

Mở bài trong bài văn kể chuyện – Tập làm văn 4

MỞ BÀI TRONG BẢI VĂN KỂ CHUYỆN

HS đã được luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện và tiết này chuyển sang luyện tập cách dựng đoạn mở bài. Mở bài hay, hấp dẫn sẽ lôi cuốn người đọc vào truyện. Có nhiều cách để dựng đoạn mở bài. Mục đích của tiết học này là :

–        Giúp HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện.

–        Bước đâu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách : gián tiếp và trực tiếp.

1. Nhận xét

2. HS đọc truyện ngắn  Rùa và Thỏ để nắm vững câu chuyện cần tìm hiểu.

3. HS xác định yêu cầu của bài tập 2 : nêu đoạn mở bài của truyện vừa đọc. Đó là đoạn “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố súc tập chạy”. Đây là cách mở bài trực tiếp. Bằng 2 câu ngắn gọn, tác giả đã nêu được hoàn cảnh của câu chuyện và nhân vật chính của truyện.

HS đọc kĩ bài tập 3, xác định yêu cầu của bài tập là : phân biệt cách nêu đoạn mở bài ở bài tập này và ở truyện Rùa và Thỏ.

Cách mở bài ở bài tập 3 không đi ngay vào sự việc bát đâu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.

Cách mở bài được nêu ở bài tập 2 là cách mở bài trực tiếp còn ở bài tập 3 là cách mở bài gián tiếp.

1. Ghi nhớ

HS học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK.

III. Luyện tập

1. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : tập nhận biết về cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp.

Muốn vậy, HS đọc kĩ từng mục a, b, c, d và xét xem từng cách mỏ bài kể ngay vào Sự việc mở đồu câu chuyện (là cách mở bài trực tiếp) hay nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể (là cách mở bài gián tiếp).

Từ đó ta kết luận : cách a là mở bài trực tiếp còn cách b, c, d là mở bài gián tiếp.

HS nên tập kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài trực tiếp và cách mở bài gián tiếp. Ví dụ :

–        Mở bài trực tiếp :

Một buổi sáng sớm, trên bờ sông, có một chú rùa mải miết tập chạy.

–        Mở bài gián tiếp bằng lời của Rùa:

Xưa nay, loài Rùa chúng tôi vốn nổi tiếng Là chậm chạp. Ấy vậy mà tôi đã từng thắng Thỏ trong một cuộc đua chạy đường dài. Các bạn có tin không? Xin các bọn theo dõi câu chuyện sau đây sẽ rõ.

–        Mở bài gián tiếp bằng lời của Thỏ :

Thưa các bạn, tôi là Thỏ, nổi tiếng chạy nhanh. Thế mà có lần tôi đã phái chịu thua anh Rùa chậm chạp. Từ cuộc đua đó, tôi đã có được bài học nhớ đời. Câu chuyện xảy ra như sau :

2. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : tìm hiểu cách mở bài trong câu chuyện Hai bàn tay.

HS đọc kĩ truyện Hai bàn tay và xác định đâu là phần mở bài. Từ đó, đối chiếu với kiến thức đã học để xét xem đấy là cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp,

Phần mở đầu câu truyện Hai bàn tay là : ” Hồi ấy… hỏi bác Lê “

Đây là cách mở bài trực tiếp, đi ngay vào sự việc chính.

3. HS đọc kĩ bài tập 3 xác định yêu cầu của bài tập là : tập kể phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp.

Ta có thể mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê. Ví dụ :

–        Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện :

Sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng vĩ đại. Sự nghiệp vĩ đại ấy bắt đầu từ một suy nghĩ giản dị nhưng tràn đầy nhiệt huyết cứu dân, cứu nước từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện như sau :

–        Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê :

Với hai bàn tay cần cù lao động, một người yêu nước và dũng cảm vẫn có thể ra đi tìm đường cứu nước. Tôi rất thấm thía điều đó mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa Bác Hồ và tôi năm 1911, ở Sài Gòn. Câu chuyện như sau :

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận