Mặt phẳng tọa độ – Sách bài tập Toán lớp 7

Đang tải...

Mặt phẳng tọa độ – Sách bài tập Toán lớp 7

ĐỀ BÀI:

Bài 44.

a) Viết tọa độ các điểm M, N, P, Q trong hình 5.

b) Em có nhận xét gì về tọa độ của các cặp điểm M và N, P và Q.

Bài 45.

Vẽ một hệ trục tọa độ và đánh dấu vị trí các điểm:

Bài 46.

Xem hình 6, hãy cho biết:

a) Tung độ của các điểm A, B.

b) Hoành độ của các điểm C, D.

c) Tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành và hoành độ của một điểm bất kỳ trên trục tung.

Bài 47.

Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ và của tam giác ABC trong hình 7.

Bài 48.

Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm:

G(-2; -0,5), H(-1; -0,5), I(-1; -1,5), K(-2; -1,5)

Tứ giác GHIK là hình gì?

Bài 49.

Cân nặng và tuổi của bốn bạn được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ (hình 8) (Mỗi đơn vị trên trục hoành biểu thị 1 năm, mỗi đơn vị trên trục tung biểu thị 2,5kg).Hỏi:

a) Ai là người nặng nhất và nặng bao nhiêu?

b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?

c) Giữa Liên và Hương, ai nặng hơn và ai nhiều tuổi hơn?

Bài 50.

Vẽ một hệ trục tọa độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ I, III.

a) Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?

b) Em có dự đoán gì về mối quan hệ giữa tung độ và hoành độ của một điểm M nằm trên đường phân giác đó?

Bài 51.

Vẽ một hệ trục tọa độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ II, IV.

a) Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?

b) Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của một điểm M nằm trên đường phân giác đó?

Bài 52.

Tìm tọa độ của đỉnh thứ tư của hình vuông trong mỗi trường hợp dưới đây (hình 9).

Xem thêm : Bài tập phần Hàm số – tại đây! 🙂

  LỜI GIẢI, CHỈ DẪN HOẶC ĐÁP SỐ:

Bài 44.

a) M(2;3), N(3;2), P(0;-3), Q (-3;0).

b)  Trong mỗi cặp điểm : Hoành độ của điểm này bằng tung độ của điểm kia và ngược lại.

Chú ý : Không được viết sai thứ tự hoành độ và tung độ của một điểm. Hoành độ bao giờ cũng phải đứng trước

Bài 45.

Xem hình 17:

Bài 46.

a) Tung độ của các điểm A, B đều bằng 0 ;

b) Hoành độ của các điểm c, D đều bằng 0 ;

c) Tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành đều bằng 0. Hoành độ của một điểm bất kì trên trục tung cũng bằng 0.

Bài 47.

M(2 ; 3), N(5 ; 3), P(5 ; 1), Q(2 ; 1) ;

A(-3 ; 3), BC-1 ; 2), C(-5 ; 0).

Bài 48.

Học sinh tự làm. Tứ giác GHIK là hình vuông.

Bài 49.

a) Hùng là người nặng nhất và nặng 40kg ;

b) Dũng là người ít tuổi nhất và là 11 tuổi;

c) Liên nặng hơn Hương nhưng Hương nhiều tuổi hơn Liên.

Bài 50.

a) Xem hình 18.

Điểm A có tung độ bằng 2 ;

b) Một điểm M bất kì trên đường phân giác này có hoành độ và tung độ bằng nhau.

Bài 51.

Học sinh tự vẽ hình.

a) Điểm A với hoành độ là 2 sẽ có tung độ là -2 ;

b) Một điểm M bất kì trên đường phân giác này có hoành độ và tung độ là hai số đối nhau.

Bài 52.

a) D ( 4 ; -3 )

b) Q ( 6 ; 2 )

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận