Luyện từ và câu : Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

      – Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

      – Biết vận dụng để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.

B – Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)

I – Nhận xét

1. Đọc các tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây: Học sinh tự đọc.

2. Biết rằng chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên riêng nói trên đều được viết hoa, hãy nêu nhận xét về câu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài.

      – Nhận xét cách viết tên người nước ngoài:

      + Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép Tôn-xtôi.

      Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lép. Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn / Xtôi.

      + Mô-rit-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận: Mô-rit-xơMát-téc-lích.

      Bộ phận 1 gồm 3 tiếng: Mô / rít / xơ. Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Mát / téc / lích.

      + Tô-mát E-đi-xơn gôm 2 bộ phận Tô-mátE-đi-xơn.

Bộ phận 1 gồm 2 tiếng: Tô / mát. Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Ê / đi / xơn.

      – Nhận xét cách viết tên địa lí nước ngoài:

      + Hi-ma-lay-a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi / ma / lay / a.

      + Đa-nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng: Đa / nuýp.

      + Lốt Ăng-giơ-lét có 2 bộ phận là LốtĂng-giơ-lét.

      Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lốt. Bộ phận 2 gồm 3 tiếng:  Ăng / giơ / lét

      + Niu Di-lân gồm 2 bộ phận: NiuDi-lân.

      Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Niu. Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Di / lân.

      + Công-gô chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng là Công / gô.

      Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.

      Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận: giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.

3. Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây có gì đặc biệt?

      – Tên người: Thích Ca Mâu Ni; Khổng Tử; Bạch Cư Dị.

      – Tên địa lí: Hi Mã Lạp Sơn; Luân Đôn; Bắc Kinh; Thụy Điển.

      Nhận xét: Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài giống như cách viết tên riêng Việt Nam, tất cả các tiếng đều viết hoa. (Những tên người và tên địa lí trong bài tập này là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt).

II Ghi nhớ (Đọc SGK).

III – Luyện tập

1. Đọc đoạn văn sau (SGK trang 79) rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn:

Đoạn văn đã hoàn chỉnh

      Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-hoa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

2. Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:

      – Tên người:

      + An-be Anh-xtanh: Nhà vật lí nổi tiếng thế giới người Anh.

      + Crít-xtian An-đéc-xen: Nhà văn nổi tiếng thế giới chuyên viết truyện cổ tích, người Đan Mạch.

      + I-u-ri Ga-ga-rin: Nhà du hành vũ trụ người Nga, người đầu tiên bay vào vũ trụ.

      – Tên địa lí:

      + Xanh Pê-téc-bua: Kinh đô cũ của Nga.

      + Tô-ki-ô: Thủ đô của Nhật Bản.

      + A-ma-dôn: Tên một dòng sông lớn chảy qua Bra-xin.

      + Ni-a-ga-ra: Tên một thác nước lớn ở giữa Ca-na-đa và Mĩ.

3. Trò chơi du lịch: Thi ghép đúng lên nước với tên thủ đô của nước ấy.

      Tham khảo một số tên nước với tên thủ đô sau:

      – Nước Trung Quốc thủ đô là Bắc Kinh.

      – Nước Pháp thủ đô là Pa-ri.

      – Nước Nhật Bản thủ đô là Tô-ki-ô.

      – Nước Ma-lai-xi-a thủ đô là Cu-a-la-lăm-pơ.

      – Nước Cam-pu-chia thủ đô là Phnôm Pênh.

      – Nước Anh thủ đô là Luân Đôn. 

      – Nước Việt Nam thủ đô là Hà Nội.

      – Nước Ấn Độ thủ đô là Niu Đê-li.

      – Nước Nga thủ đô là Mát-xcơ-va.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận