Luyên tập về thao tác lập luân so sánh – Bài tâp ngữ văn lớp 11 nâng cao

Đang tải...

Bài tâp ngữ văn lớp 11 nâng cao 

I – BÀI TẬP

     1. Lập dàn ý cho bài Thạo tác lập luận so sánh trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một.

      2. Tại sao để so sánh người ta phải luôn dựa trên cùng một tiêu chí ?

      3. Hãy đọc các đoạn văn sau, chỉ ra cách so sánh và những nhận xét đánh giá cụ thể của tác giả.

      Đoan 1 : “Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ tới bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Hai bài văn : hai cảnh ngộ, hai thời đại, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca về những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang : Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc […] muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.

(Pham Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc,

Tạp chí Văn học, tháng 7 – 1963)

       Đoạn 2 : “Khi Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khốn khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao thì người ta liền nhận ra rằng, đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa : bị giày đạp, bị cào xé, bị huỷ hoại từ nhân tính đến nhân hình. Chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa,… nhưng chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

(Nguyễn Đăng Mạnh, Nhớ Nam Cao và những bài học cãà ông, trong sách Nam Cao – về tác gia và tác phẩm,

NXB Giáo dục, 2006)

        4. “Ka-li-nin, nhà tuyên truyền cổ động nổi tiếng của chính quyền Xô-viết, có lần giảng giải về tầm quan trọng của liên minh công nông cho các đại biểu nông dân. Mặc dù đã chứng minh hết sức tường tận, chặt chẽ, nhung người nghe vẫn ù ù cạc cạc. Có người hỏi : “Với chính quyển Xô-viết thì cái gì quý hơn, công nhân hay nông dân”. Ka-li-nin hỏi lại : “Vâng thì với mọi người, cái gì quý hơn, chân trái hay chân phải”. Cả hội trường ắng lặng, rồi nổ ra một tràng pháo tay. Đại biểu nông dân cười hả hê”.

(Theo Triệu Truyền Đống, Phương pháp biện luận, NXB Giáo dục, 2002)

         Theo anh (chị), điều gì đã khiến “Cả hội trường ắng lặng, rồi nổ ra một tràng pháo tay. Đại biểu nông dân cười hả hê” ?

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

     1. Bài học về Thao tác lập luận so sánh trong sách giáo khoa nêu lên hai phần lớn :

       Phần I. Lí thuyết

       Trong phần này, bài học nêu lên các nội dung chính sau đây :

       − So sánh là gì ? So sánh tương đồng là gì và so sánh tương phản là gì ?

       − Tác dụng của lập luận so sánh.

       −  Yêu cầu của lập luận so sánh.

         Phần II. Luyện tập.

        2. Để so sánh người ta phải luôn dựa trên cùng một tiêu chí. Nếu khác tiêu chí sự so sánh sẽ trở nên khập khiễng, thiếu sức thuyết phục, từ đó dễ dẫn đến những nhận xét và đánh giá sai lệch. Chẳng hạn, khi so sánh ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, để thấy sự giống và khác nhau, cần đối chiếu lần lượt từng tiêu chí chung như đề tài, thể loại, vần, nhịp, ngôn ngữ, thi liệu, nhân vật trữ tình,… Trong trường hợp này, nếu đang so sánh trên tiêu chí thi liệu ở bài Uống rượu mùa thu nhưng lại dẫn ra thi tứ, hay vần nhịp ở Câu cá mùa thu thì sẽ không có được nhũng nhận xét chính xác. So sánh thời nay với thời xưa để thấy sự giống và khác nhau giữa hai thời đại, thấy được sự phát triển của cuộc sống thì cần dựa trên cùng một tiêu chí, chẳng hặn về kinh tế, văn hoá, chính trị,… Trong văn hoá thì dựa trôn các phương diện như ăn mặc, ngôn ngữ, lễ hội, phong tục tập quán, vãn học, nghệ thuật,…

         3. Trong đoạn 1, tác giả Phạm Văn Đổng đã so sánh hai tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử. Đó là tác phẩm Đai cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). Từ đó rút ra nhận xét : “Hai bài văn : hai cảnh ngộ, hai thời đại, nhưng một dân tộc”.

           Trong đoạn 2, để rút ra được nhận xét đánh giá, mãi đến Chí Phèo người ta mới nhận ra “đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa”, Nguyễn Đăng Mạnh đã phải so sánh Chí Phèo với chị Dậu, một nhân vật çùng là nông dân, cùng sống trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến thời ấy ở tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố : “Chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa,… nhưng chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.”

         4. Có thể thấy rõ điều đã khiến “Cả hội trường ắng lặng, rồi nổ ra một tràng pháo tay. Đại biểu nông dân cười hả hê” là do cách nói giản dị dễ hiểu và hết sức sinh động cưa người thuyết trình. Có được cách nói ấy là nhờ Ka-li-nin biết ví von, so sánh.

Xem thêm Hạnh phúc của một tang gia tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận