Luyên tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài nghị luận văn học – Bài Tập ngữ văn lớp 11 nâng cao tập 2

Đang tải...

Bài Tập ngữ văn lớp 11 nâng cao tập 2

I – BÀI TẬP

      Cho các đề văn sau :

      Đề 1. Cảm nhận sâu sắc của anh (chị) về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

      Đề 2. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

      Đề 3. Trong tiểu luận Thời và thơ Tú Xương, nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Thơ là mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị phong kín”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

      Anh (chị) hãy đọc kĩ các đề văn trên và thực hiện một số yêu cầu nêu dưới đây.

      1. Các đề văn trên có điểm gì giống và khác nhau (về nội dung nghị luận, về cách ra đề) ?

      2. Hãy xác định : vấn đề trọng tâm, thao tác chính cần triển khai, phạm vi tư liệu cần huy động của mỗi đề văn trên.

      3. Tìm hệ thống luận điểm cho mỗi đề văn trên.

      4. Lập dàn ý một trong các đề văn.

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

      1. Trong các đề nghị luận văn học, có đề bài nêu rõ vấn đề cần trình bày và các thao tác chính cần thực hiện, có đề bài không nêu yêu cầu cụ thể, đòi hỏi người viết tự xác định nội dung và các thao tác trình bày ; có đề bài đưa ra ý kiến, nhận định làm cơ sở để người viết xác định và triển khai vấn đề. Theo anh (chị), đề văn nào trên đây tương ứng với mỗi loại nêu trên ? Từ đó xác định những điểm giống nhau và khác nhau của mỗi đề văn.

      2. Các yêu cầu được xác định khi phân tích đề có thể trình bày theo bảng sau :


Anh (chị) hãy điền tiếp vàố ô trống yêu cầu về thao tác chính và phạm vi tư liệu cần xác định cho mỗi đề.

        3. Hãy đặt ra và trả lời các câu hỏi để tìm các ý lớn, ý nhỏ cho mỗi đề bài. Chẳng hạn, với Đề 3, có thể đặt và trả lời các câu hỏi như sau :

        − Ý kiến của Nguyễn Tuân đề cập đến vấn đề gì ? Có thể giải thích ý nghĩa của các cụm từ “mở ra”, “phong kín” để thấy được nội dung lời nhận xét của Nguyễn Tuân về nét riêng trong nghệ thuật sáng tạo thơ ca.

       − Tại sao Nguyễn Tuân đưa ra nhận xét đó ?

       Có thể xuất phát từ đặc trưng của thơ ca để lí giải :

       + Thơ là sự khám phá hiện thực theo những góc nhìn và xúc cảm rất riêng của người nghệ sĩ.

       + Sự khám phá ấy lại được thể hiện bằng một hình tượng nghệ thụật rất riêng (về cấu tứ, về ngôn từ,…), đem lại những cảm xúc bất ngờ, thú vị cho người đọc.

       − Ý kiến của Nguyễn Tuân được chứng minh như thế nào ? Có thể phân tích một số bài thơ tiêu biểu để thấy nét độc đáo trong cách cảm nhận, khám phá hiện thực và trong nghệ thuật xây dựng hình tượng.

       4. Hãy căn cứ vào yêu cầu của mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài khi triển khai một đề văn nghị luận để lập dàn ý cho mỗi đề. Chẳng hạn, có thể lập dàn ý cho Đề 3 như sau :

       − Mở bài :

       Giới thiệu về Nguyễn Tuân và ý kiến nhận xét về thơ của ông.

       − Thân bài : Các ý chính cần triển khai :

       + Giải thích từ ngữ, tìm hiểu nội dung lời nhận xét.

       + Lí giải nội dung, quan niệm của Nguyễn Tuân về thơ qua lời nhận xét.

       + Chứng minh qua việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu.

       − Kết bài :

       Đánh giá chung : Ý kiến của Nguyễn Tuân là bài học cho sáng tạo thơ ca nói riẽng và sáng tạo nghệ thuật nói chung.

Xem thêm Kiểm tra văn học tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận