Đo lường và đơn vị đo lường phần 3 – toán nâng cao lớp 3

Đang tải...

Các bài toán nâng cao về đơn vị đo lường

B. Bài tập

Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi s vào ô trống:

  1. 7 cm^2  + 22 cm^2  < 4 cm^2 × 7         
  2. 540 cm^2 : 2 = 80 cm^2   × 2                                     
  3. 532 cm^2  – 62 cm^2  > 30 cm^2  × 9    
  4. 46 cm^2 × 3 < 36 cm^2 × 4

Bài 2.

Nếu tháng hai có 5 ngày chủ nhật thì tháng đó có bao nhiêu ngày?

Bài 3.

Dũng có 20 nghìn đồng gồm 5 tờ giấy bạc. Hỏi Dũng có những loại tiền nào?

Bài 4.

Minh mua sách hết 10 nghìn đồng, Minh trả cho cửa hàng 4 tờ tiền. Hỏi Minh đã trả cho cửa hàng những tờ tiền loại nào?

Bài 5.

Lan có 26 nghìn đồng, Huệ có 14 nghìn đồng. Hỏi Lan phải đưa cho Huệ bao nhiêu tiền để 2 bạn có số tiền bằng nhau?

Bài 6.

Có 6 học sinh mua quà sinh nhật để tặng bạn. Họ đưa cô bán hàng 50 nghìn đồng và nhận số tiền trả lại là 8 nghìn đồng. Nếu chia đều số tiền mua quà sinh nhật cho 6 người thì mỗi người phải trả bao nhiêu tiền?

Bài 7.

Có một tờ tiền 5 nghìn đồng, muốn đổi lấy đủ 2 loại tiền 1 nghìn và 2 nghìn thì có bao nhiêu cách đỗi?

Bài 8.

Kim giờ quay được 1 vòng thì kim phút quay được bao nhiêu vòng?

Bài 9.

Hồng hỏi Lan: “Bây giờ là mấy giờ?”. Lan trả lời: ‘Thời gian từ 12 giờ trưa đên bây giờ bằng 1/3 thời gian từ bây giờ đên hêt ngày”. Vậỵ bây giờ là mấy giờ?

Bài 10.

Lan đi từ nhà lúc 7 giờ kém 5 phút, Lan đến trường lúc 7 giờ 10 phút. Hỏi Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?

Xem thêm Đo lường và đơn vị đo lường phần 4 – toán nâng cao lớp 3 tại đây.

Lời giải

Bài 1.

a) Đ

b) S

c) Đ

d) Đ

Bài 2.

Tháng hai có thề có 28 hoặc 29 ngày. Nếu tháng đó có 28 ngày thì sẽ có số tuần là:

28 : 7 = 4 (tuần)

Nếu chỉ có 4 tuần thì tháng đó chỉ có thể có 4 ngày chủ nhật, nhưng vì tháng đó có 5 ngày chủ nhật nên tháng đó phải có 5 ngày.

Đáp số: Tháng hai đó có 29 ngày.

Bài 3.

Ta có: 20 000 = 10 000 + 5000 + 2000 + 2000 + 1000

Vậy Dũng có 1 tờ giấy bạc 10 nghìn, 2 tờ giấy bạc 2 nghìn, 1 tờ giấy bạc 5 nghìn và 1 tờ giấy bạc 1 nghìn.

Bài 4.

Ta có: 10000 = 5000 + 2000 + 2000 + 1000

Vậy Minh đã trả cho cửa hàng 2 tờ giấy bạc 2 nghìn, 1 tờ giấy bạc 5 nghìn và 1 tờ giấy bạc 1 nghìn.

Bài 5.

Tổng số tiền của Lan và Huệ là:

26 + 14 = 40 (nghìn đồng)

Đễ hai bạn có số tiền bằng nhau thì Lan phải có:

40 : 2 = 20 (nghìn đồng)

Vậy Lan phải đưa cho Huệ:

26 — 20 = 6 (nghìn đồng).

Đáp số: 7 nghìn đồng.

Bài 7.

Ta có:

5= 2 + 2 + 1;

5 = 1 + 1 + Ị + 2 Vậy có 2 cách đổi.

Cách 1: Đổi 5 nghìn lấy 2 tờ giấy bạc 2 nghìn, 1 tờ giấy bạc 1 nghìn.

Cách 2: Đổi 5 nghìn lấy 3 tờ giấy bạc 1 nghìn, 1 tờ giấy bạc 2 nghìn.

Bài 8.

Cứ 1 giờ thì kim phút quay được 1 vòng. Vậỷ nếu kim giờ quay được 1 vòng, tức là 12 giờ, thì kim phút được số vòng là:

1 × 12 = 12 (vòng)

Đáp số: 12 vòng.

Bài 9.

Thời gian từ 12 giờ trưa đến hết ngày còn số giờ là:

24 – 12 = 12 (giờ)

Ta biểu diễn khoảng thời gian “từ 12 giờ trưa đến bây giờ” và “từ bây giờ đến hết ngày” theo sơ đồ sau:

Nhìn trên sơ đồ ta thấy tổng số phần bằng nhau là:

1+3 = 4 (phần)

Giá trị của một phần hay khoảng thời gian “Từ 12 giờ trưa đến bây giờ” là :

12:4 = 3 (giờ)

Vậy bây giờ là :

12 + 3 = 15 (giờ)

Đáp số: 15 giờ.

Bài 10.

Đáp số: 15 phút.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận