Liên kết các đoạn văn trong văn bản – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Bài tập ngữ văn 8

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 53 – 54, SGK.

2. Câu nào có tác dụng liên kết giữa các đoạn văn với nhau?

a. Đoạn 1 :

Đoạn 2 : Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tác dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tác mà nhìn nhận vấn đề…

( Theo Hoài Thanh)

Là nhà thơ, tôi muốn nói Xuân Diệu có một tâm hồn, một trái tim chân chính. Anh thành thật yêu thương cũng như căm thù. Anh luôn đứng ở hàng đầu của cuộc đấu tranh : đấu tranh với địch cũng như đấu tranh về tư tưởng.

Là nghệ sĩ tôi muốn nói Xuân Diệu đặt rất cao sự lao động nghệ thuật. Tôi đã nói : Xuân Diệu là nhà thơ dồi dào. Tôi nói thêm : Xuân Diệu là một nhà thơ luôn luôn tìm tòi. Anh không yên ổn và không để cho chúng ta yên ổn.

(Theo Tế Hanh)

3. Bài tâp 2, trang 54 – 55, SGK.

4. Thay thế từ ngữ dùng để liên kết các đoạn văn sau đây bằng các từ ngữ tương đương :

Năm 1859, thành phố Gia Định quê hương của Nguyễn Đình Chiểu bị giặc chiêm. Nguyễn Đình Chiểu rời bỏ Gia Định, tản cư về quê vợ ở Cần Giuộc. Năm 1861, Cần Giuộc lại bị giặc chiếm, Nguyễn Đình Chiểu lại cùng bạn bè, vợ con tẩn cư đi Ba Tri.

Giữa lúc đó, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng cắt dâng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp…

                         (Đặng Thai Mai)

b. Hẳn không có ai làm thơ như Bác. Thơ tứ tuyệt mà đến câu thứ ba vẫn chưa tìm ra thơ. Nhưng khi câu cuối cùng đột ngột vút lên một cách vô cùng sảng khoái thì toàn bộ bài thơ bộc lộ rất rõ tâm trạng náo nức rất vui của Bác Hồ trong không khí chiến thắng của dân tộc mùa xuân 1968…

Cho nên thơ Bác vừa rất dễ lại vừa rất khó. Đối với người đọc cũng thế đối với nhà thơ cũng vậy…

(Nguyễn Đăng Mạnh)

5. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.

a. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngữ có câu : “Không thầy đố mày lầm nên” đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà làm nên một việc gì, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc học hành đỗ đạt. Do đó trong cuộc đời mỗi người học ở thầy là quan trọng nhât.

/…/ trong cuộc sôhg,-, muốn thành đạt, con người còn phải học tập mọi nơi, mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải học ở những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ : “Học thầy không tày học bạn”, Ở đấy phải chăng là người ta đã có ý không coi trọng thầy bằng bạn; đánh giá thấp vị trí của thầy ? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn cố gì đáng học thì bạn đã là thầy…

(Theo Ngữ văn 7, tập hai)

b. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp, không thoả mãn nổi tình cảm dạt dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế…

/.. ./ hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

(Theo Hoài Thanh)

6. Những câu chuyên tiếp ý giữa các đoạn văn được dẫn dưới đây đã phù hợp chưa ? Nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợp.

a. Trong những bài thơ về mùa thu, có lẽ một trong những bài hay nhất là Câu cả mùa thu của Nguyễn Khuyến. Để hiểu rõ hơn về giá trị của bài thơ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Đến với thơ mùa thu Việt Nam, chúng ta sẽ gặp ở đây bao cảnh buồn. Nào là lá mùa thu, con nai vàng mùa thu, chuyến đò thu, giọt mưa thu. Thu nào cũng mang nỗi buồn man mác. Những cảnh vật này cũng giống như những cảnh vật trong thơ Nguyễn Khuyến, yên tĩnh, thơ mộng nhưng đượm buồn, cảnh trời thu thì xanh ngắt, còn “nước biếc trông như từng khói phủ”, và rồi “mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, một tiếng trên không ngỗng nước nào”.

b. Ở trên chúng ta đã nói tới tài của Thuý Kiều, bây giờ chúng ta sẽ nói tới sắc của nàng. Nguyễn Du đã mở đầu bức chân dung Thuý Kiều bằng nét bút tuyệt xảo của mình. Nguyễn Du đã dành cho nàng tấm lòng ưu ái đặc biệt. Bằng một loạt những hình thức tu từ như ước lệ, ẩn dụ,… Nguyễn Du đã cho ta thấy Thuý Kiều đẹp hơn hẳn Thuý Vân. Nàng đẹp nhưng lại rất mực tài hoa: biết làm thơ, biết đánh đàn, biết hoạ,… Tài nào ở nàng cũng rất điêu luyện, cũng thành “nghề” cả.

Gợi ý làm bài

1. Bài tập yêu cầu phát hiện và nêu tác dụng của các phương tiện liên kết trong các đoạn trích. Đầu tiên em hãy đọc cả đoạn trích và xem nó gồm bao nhiêu đoạn văn rồi tìm chủ đề của mỗi đoạn. Các phương tiện liên kết đoạn thường đứng ở đầu đoạn văn sau nên em tập trung chú ý ở vị trí đó để tìm các từ ngữ hoặc câu có tác dụng nêu quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn. Từ ngữ đó chính là các phương tiện chuyên đoạn.

2. a) Hai câu đầu của đoạn 2 có tác dụng liên kết với đoạn trước (nhắc lại nội dung đã trình bày ỏ đoạn 1) và giới thiệu nội dung sẽ triển khai ở đoạn 2.

b. Câu đửng đầu của mỗi đoạn có mô hình kết cấu trùng lặp cùng một số từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết các đoạn văn với nhau.

3. Các từ ngữ chuyên đoạn đã được cho sẵn trong ngoặc đơn dưới mỗi bài tập. Em hãy chọn lấy từ ngữ phù hợp nhất để điền vào chỗ trống.

a. Từ đó

b. Nói tóm lại

c. Tuy nhiên

d. Thật khó trả lời

4. Để liên kết đoạn và nêu mối quan hệ giữa chúng với nhau, nhiều khi có thể dùng một số phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Đó là các từ ngữ đồng nghĩa, Như vậy, để thay thế các phương tiện liên kết, em cần xác đinh phương tiện liên kết. có trong văn bản có ý nghĩa gì rồi tìm các phương tiện đồng nghĩa khác để thay thế.

Ví dụ : Ở đoạn văn (a), phương tiện để chuyên đoạn chính là tập hợp từ đóng vai trò trạng ngữ : “giữa lúc đó”. Em tìm các trạng ngữ đồng nghĩa với trạng ngữ này như : trong năm đó/ cũng trong thời gian đó, cũng trong năm đó… và chọn lấy một để thay thế.

5. Để có thể tìm và điền các phương tiện chuyển đoạn phù hợp, em cần tìm chủ đề của từng đoạn văn được nối, xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn. Dựa vào quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn, em tìm các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đó và lựa chọn lấy một phương án tốt nhất để điền vào chỗ trống.

Ví dụ : Đoạn trích (a) gồm hai đoạn văn. Đoạn 1 khẳng đinh vai trò của việc học thầy, đoạn 2 lại nói về tác dụng của việc học bạn. Hai ý này có quan hệ đối lập nhau nên phương tiện chuyển đoạn phải là các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập như : nhưng, song, tuy nhiên, tuy thế… Em cần chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống.

6. Em hãy xem xét câu chuyên tiếp ý giới thiệu nội dung ý gì sẽ được triển khai. Các câu trong đoạn tiếp có triển khai đúng ý ấy hay lạc sang ý khác. Nếu lạc sang ý khác thì sai. Nếu sai, em hãy viết lại cho đúng với nội dung mà câu chuyên đoạn đã giới thiệu.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận