Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm – SBT Ngữ Văn 8

Đang tải...

Lập dàn ý cho bài văn tự sự

Bài tập

1. Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có gì giống và khác với dàn ý của một bài văn tự sự thông thường? Tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm ở loại bài này là gì ?

2. Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm vói người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.

3. Với đề văn : “Kể về một việc em đã làm khiến bố, mẹ rất vui lòng”, một bạn đã nêu dàn ý cơ bản như sau :

Mở bài : Nêu sự việc mình đã làm khiến bố, mẹ vui lòng. Chẳng hạn : em đã thông cảm và tha thứ cho bạn về một chuyện không tốt mà bạn đã gây ra cho mình.

Thân bài : Kể lại chi tiết câu chuyện cho bố, mẹ nghe (Chuyện đã diễn ra thế nào ?).

– Chuyện không tốt mà bạn đã gây ra cho em là chuyện gì ? (kể lại sự việc)

– Em đã đối xử lại với bạn như thế nào ? (hành động, cử chỉ, lời nói,…)

– Thầy (cô) giáo đã nói gì với em và với các bạn trong lớp ?

Kết bài : Từ đó em và bạn càng thân thiết với nhau hơn.

Dàn bài trên chưa hợp lí ở chỗ nào ? Vì sao ?

4. Với đề văn : “Kể về một lần trót lỡ lời với mẹ khiến em ân hận mai”, một bạn đã nêu dàn ý cơ bản như sau :

Mở bài: Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Thân bài: Kể chi tiết câu chuyện mắc lỗi (lỡ lời).

– Chuyện mở đầu như thế nào ? Ở đâu ? Em đã nói câu gì (lỡ lời) với mẹ ?

– Thái độ, tình cảm của mẹ như thế nào trước câu nói của em ? (tả lại cử chỉ, nét mặt, lời nói của mẹ sau khi nghe em nói)

Kết bài: Bố đã khuyên em như thế nào khi chứng kiến câu chuyện ấy ?

Dàn bài trên đã đáp ứng được các ý cần thiết của đề ra chưa ? Nếu phải bổ sung, em sẽ nêu ý gì ? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết đề văn này sẽ là những gì ?

Gợi ý làm bài

1. Để làm được bài tập này, cần chú ý mấy điểm sau :

– Dùng văn tự sự là chính (kể lại).

– Nội dung là một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ (một kỉ niệm tuổi thơ).

– Đó là câu chuyện gì ? Người bạn của em là ai ? Người bạn ấy như thế nào ? Chuyện diễn ra thế nào ? Ở đâu, vào lúc nào ? Kết quả ra sao ?

– Câu chuyện ấy cảm động ở chỗ nào ? Tình cảm của em với kỉ niệm ấy ra sao ? (biểu cảm)

3. Dàn ý cho đề bài này chưa hợp lí ở chỗ, chưa chú ý đến yêu cầu của đề về ý “khiến bố, mẹ rất vui lòng”, cần bổ sung trong phần thân bài ý : Sau khi nghe em kể, tình cảm, thái độ của bố, mẹ em ra sao ? Vui mừng như thế nào ? (miêu tả qua nét mặt, cử chỉ, lời nói,…)

4. Cũng như bài tập 3, dàn ý của bài tập này cần bổ sung thêm ý : Sau khi lỡ lời với mẹ, em đã ân hận như thế nào ? Có những suy nghĩ gì (biểu cảm) ? Các yếu tố miêu tả ở đề này sẽ là : tả lại hình ảnh mẹ và bố sau khi nghe em nói lỡ lời (khuôn mặt, cử chỉ, thái độ, lời nói,…). Em đã suy nghĩ và ân hận về câu nói của mình như thế nào chính là các yếu tố biểu cảm.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận