Kỳ diệu rừng xanh – Tuần 8 – Tiếng việt 5

Đang tải...

Kỳ diệu rừng xanh tiếng việt 5

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc.

2. Lưu ý phát âm:

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

ch / tr: chiếc, chuyến, chuyên, chúng, chân, chùm, chồn, chớp, trong, trưa, trúc, trước, trên;

s / x: sặc sỡ, sóc, sau, sắc, sơn, sâu, xanh, xúp;

l / n: lối, lâu, lọt, lông, len lách, lưng, lạnh, lạc, lên, nấm, nắng, non;

– r / d / gi: ra, rừng, rực, rào rào, rẽ, rậm, ra, rọi, rợi, dại, dụi, giẫm, giang, giác, giới;

– Loanh quanh, lúp xúp, vàng rợi, động đậy, rừng khập, gọn ghẽ, thần bí…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Tìm hiểu chung.

Nguyễn Phan Hách sinh năm 1942, quê ở Bắc Ninh, ông thành công với nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, nhưng đặc sắc nhất vẫn là các truyện ngắn.

Nhà văn đã từng nhận hai giải thưởng truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ năm 1969 và 1974 và giải thưởng “truyện rất ngắn” của tạp chí Thế giới mới năm 1994.

2. Nội dung chính.

Bài văn Kỳ diệu rừng xanh đã miêu tả vẻ đẹp kỳ diệu của rừng xanh với các loài vật, thể hiện sự yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên.

Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị: Chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kỳ. Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật mang một vẻ đẹp kỳ diệu, sinh động như trong truyện cổ tích: Tác giả có cảm giác mình là người khổng lồ đi lạc vào vương quốc của người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chăn.

Rừng xanh không chỉ đẹp bởi hình ảnh của những cây nấm mà còn mang vẻ sinh động, đầy màu sắc của các con vật: Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp; chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo; mấy con mang vàng giẫm trên thảm lá vàng… Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp mới mẻ, sống động, phá tan sự yên tĩnh của khu rừng.

Một cảnh đẹp huy hoàng tác giả nhìn thấy nữa là rừng khộp, đó là “giang sơn vàng rợi” bởi vì màu vàng bao trùm cả rừng khộp: Lá úa vàng; mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp, những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng, sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.

Bài văn là những trang miêu tả đặc sắc, tài hoa thể hiện sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả, mở ra thế giới kỳ diệu của rừng xanh, làm chúng ta thêm yêu và muốn bảo vệ rừng, cùng các loài muông thú.

3. Liên hệ bài học, mở rộng kiến thức

Đoạn văn miêu tả mặt tròi mọc trên đảo Cô Tô sau đây là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động, thể hiện sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân.

Cô Tô

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.

… Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào…

Theo Nguyễn Tuân

Xem thêm Luyện tập tả cảnh Tiếng việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận