Kiểm tra cuối năm – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Kiểm tra cuối năm ngữ văn lớp 9

Đề 1

1. Trong bài Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm đã đề cập đến vấn đề gì?

2. Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm yếu điểm mạnh của người Việt Nam mà tác giả Vũ Khoan đã chỉ ra trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

3. Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.

4. Chọn và phân tích một đoạn miêu tả đặc sắc cảnh thiên nhiên trong các truyện đã học trong sách Ngữ văn 9.

Đề 2

1. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm trong bài Bàn về đọc sách, em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân trong việc nhận thức tầm quan trọng của sách và cách đọc sách.

2. Nêu một số nét chính về cuộc đòi và sự nghiệp của Chế Lan Viên.

3. Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu và cảm nghĩ của em về những câu thơ sau:

Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con,

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

(Con cò, SGK Ngữ văn 9, tập hai, trang 45)

4. Nhận xét về cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm); Con cò (Chế Lan Viên); Mây và sóng (R. Ta-go).

Đề 3

1. Tính thuyết phục của bài viết Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm thể hiện ở những yếu tố nào?

2. Phân tích nội dung chính của tác phẩm và thái độ của tác giả Vũ Khoan thể hiện trong bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

3. Viết một đoạn văn ngắn và nêu cảm nghĩ của em về một vài biểu hiện điểm yếu của người Việt Nam trong thanh thiếu niên hiện nay.

4. Trong bài thơ Con cò, Chế Lan Viên đã vận dụng những câu ca dao nào? Nhận xét về cách vận dụng của tác giả.

5. Kể tên năm bài thơ Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945. Các bài thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm con người Việt Nam.

Đề 4

1. Viết một đoạn văn nêu tóm tắt những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long.

2. Bài viết Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?

3. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

4. Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng trong khoảng hai mươi dòng.

5. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 5

1. Nêu vắn tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Thi.

2. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

3. Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vòi và lòng yêu thương loài vật của Giắc Lân-đơn được thể hiện rõ nét trong đoạn trích Con chó Bấc.

4. Nêu một cách khái quát những hiểu biết của em về kịch. Kể tên một số vở kịch mà em biết.

5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ.

Đề 6

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và cho biết hoàn cảnh sáng tác đó đã làm nổi rõ chủ đề của tác phẩm như thế nào?

2. Tóm tắt diễn biến của trích cảnh ba vở kịch Tôi và chủng ta của Lưu Quang Vũ.

3. Bình luận một khổ thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) mà em thích nhất.

4. Phân tích sự cảm nhận tinh tế về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

5. Phát biểu cảm nghĩ về cách kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

6. Tự chọn một trong những nhân vật xuất hiện trong đoạn trích cảnh ba vở kịch Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ) để phân tích.

Xem thêm Cách giải các bài Ngữ văn lớp 9 tại đây.

Đề 7

1. Nêu những nét chính về cuộc đòi, văn nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn.

2. Trong bài thơ Đọc Kiều, nhà thơ Chế Lan Viên viết:

Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc

Sắc tài sao lắm truân chuyên.

Qua cuộc đời của Nguyễn Du và qua tác phẩm Truyện Kiều, hãy phân tích làm sáng tỏ hai câu thơ trên.

3. Phân tích đoạn trích Những đứa trẻ và cho biết nghệ thuật kể chuyện cửa tác giả Go-rơ-ki.

4. Bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tự sự trữ tình và tự sự. Em hãy nêu cảm nhận của mình.

Đề 8

1. Nêu những nét chính về cuộc đời và văn nghiệp của Go-rơ-ki.

2. Nêu cảm nhận về tình cảm của ngưòi cha đối với con trong bài Nói với con của nhà thơ Y Phương.

3. Phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích(Truyện Kiều – Nguyễn Du) để thấy được bức tranh tâm trạng của Thuý Kiều.

Đề 9

1. Nêu những nét chính về tác giả Viễn Phương.

2. Em hãy nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm và các yếu tố nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

3. Bài thơ Mây và sóng (R. Ta-go) có gì đặc biệt về kết cấu? Hãy chỉ ra nghệ thuật của bài thơ.

4. Phân tích những nét ngoại hình và tính cách của Mã Giám Sinh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều(!Truyện Kiều – Nguyễn Du) để thấy được bản chất xấu xa của nhân vật.

Đề 10

1. Tóm tắt truyện ngắn Bên quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

2. Hãy chứng minh tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của tác giả Đ. Đi-phô.

3. Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả trong khổ thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

4. Nêu nhận xét về nghệ thuật viết kịch của tác giả Nguyễn Huy Tưởng qua đoạn trích hồi bốn của vỏ kịch Bắc Sơn.

Đề 11

1. Nêu những nét chính về cuộc đời và văn nghiệp của nhà vàn Nguyễn Minh Châu.

2. Truyện ngắn Bến quê (Nguyễn Minh Châu) chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về cuộc đời, con người. Phân tích tác phẩm để chứng minh điều đó.

3. Phân tích nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” trong tám câu thơ cuối của bài Kiều ở lầu Ngưng Bích của nhà thơ Nguyễn Du:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

(…)

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

4. Phân tích đoạn trích Bố của Xi-mông để chứng minh nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật tài tình của nhà văn G. đơ Mô-pa-xăng.

Đề 12

1. Tóm tắt đoạn trích Bố của Xi-mông của nhà văn G. đơ Mô-pa-xăng.

2. Nêu nhận xét về hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten và trong bài văn của Buy-phông.

3. Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh Thuý Kiều qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều(Truyện Kiều – Nguyễn Du) và cho biết tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

4. Trong bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy, em thích nhất khô thơ nào? Hãy phân tích khổ thơ đó.

Đề 13. Kiểm tra cuối năm

1. Tóm tắt những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Mĩ Giắc Lân-đơn.

2. Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của các bài thơ: Con cò (Chế Lan Viên); Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải); Nói với con (Y Phương).

3. Tìm đọc và ghi lại một số tác phẩm hay đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngoài những bài thơ có trong SGK.

4. Chứng minh rằng tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam qua các thời kì.

5. Qua một số truyện hiện đại Việt Nam hãy nêu những phẩm chất và nét tính cách chung của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

6. Hãy chọn và phân tích một tình huống truyện mà em cho là đặc sắc nhất.

7. Kể tên các thể loại chính trong văn học dân gian được học trong chương trình ngữ văn THCS. Chọn một thể loại để phân tích những đặc điểm cơ bản của nó

8. Nêu những biểu hiện cơ bản của tinh thần nhân đạo trong văn học và chọn một tác phẩm mà em thích nhất để phân tích, làm nổi bật những biểu hiện này.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận