Khởi ngữ – Ngữ pháp – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Khởi ngữ

KHỞI NGỮ

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I –  CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1.Khi ngữ

-Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ, dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khỏi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.

-Trước khởi ngữ thường có các cụm từ: về, đối với…

Ví dụ: Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém. (Chu Quang Tiềm)

-Trong quan hệ với các thành phần câu còn lại, khỏi ngữ vừa đứng riêng biệt lại vừa gắn bó vói các thành phần khác của câu:

+ Quan hệ trực tiêp: Khi khỏi ngữ có quan hệ trực tiếp vói yêu tô nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khỏi ngữ có thể được lặp lại y nguyên hoặc có thể được lặp lại bằng một từ thay thế.

Ví dụ:

-Biết, tôi cũng biết rồi.

-Bộ phim này, tôi đã xem nó rồi.

+ Quan hệ gián tiếp.

Ví dụ : về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta,

không sợ nó thiếu giàu và đẹp…

(Phạm Văn Đồng)

2. Thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa trong câu. Thành phần biệt lập gồm: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú.

-Thành phần tình thái: là thành phần được thêm vào câu để thể hiện cách nhìn của người nói đối vói sự việc được nói đến trong câu.

Ví dụ: Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. (Lê Minh Khuê)

-Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của ngưòi nói (vui, buồn, mừng, giận…). Ví dụ:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

(Viễn Phương)

3. Thành phần gọi – đáp: được dùng để duy trì hoặc tạo lập quan hệ giao tiếp. Ví dụ:

Con oi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Y Phương)

4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang vói một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

Ví dụ: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng)

II- LUYỆN TẬP

Bài tập

1.Hãy biến đổi những câu sau thành câu có khỏi ngữ, nhận xét sắc thái của câu sau khi đã biến đổi.

a) Tôi rất yêu quê hương của tôi.

b) Tôi ước mơ một ngày nào đó tôi sẽ được đến thăm đảo quê hương.

c) Anh ấy học giỏi nhưng chưa biết vận dụng kiến thức.

d) Chúng ta cần ngăn chặn nạn bạo lực học đường.

2. Cho đoạn văn sau:

Trang phục không có pháp luật nào can thiệp nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chăn tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc quần áo loè loẹt, cười nói oang oang.

a) Tìm khởi ngữ có trong đoan văn.

b) Viết lại đơạn văn trên thành đoạn không có khỏi ngữ. So sánh với đoạn văn đã cho.

3. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong các ví dụ sau:

a) Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!

(Bằng Việt)

b) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng)

c) Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lẽ, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

(Tạ Duy Anh)

d) Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ở phần ngoài của động Phong Nha, du khách đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh.

e) Ông ơi! Ông vớt tôi nao.

(Ca dao)

f) Ôi đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng

Mặt trời lên là hết bóng mù sưong!

(Tố Hữu)

4. Hãy kể lại diễn biến tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian, trong đoạn kể có bốn thành phần biệt lập.

Gợi ý

1.- Có thể biến đổi những câu đã cho thành câu có khởi ngữ theo cách sau:

-Quê hương, tôi rất yêu quê hương của tôi.

– Còn tôi, tôi ước mơ một ngày nào đó tôi sẽ được đến thăm đảo quê hương.

-Về việc học thì anh ấy học giỏi nhưng còn vận dụng thì chưa biết vận dụng kiến thức.

2. Đối với nạn bạo lực học đường, chúng ta cần ngăn chặn.

-Sau khi đã biến đổi bằng cách thêm các thành phần khỏi ngữ vào thì câu được nhấn mạnh hơn về đối tượng, đề tài được nói đến ở nòng cốt câu.

a) Khỏi ngữ của đoạn văn: đi đám cưới, đi dự đám tang.

3. – Có thể viết lại đoạn văn trên thành đoạn không có khởi ngữ như sau:

Trang phục không có pháp luật nào can thiệp nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Chúng ta khi đi đám cưới, không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Khi đi dự đám tang không được mặc quần áo loè loẹt, cười nói oang oang.

-Sau khi đã biến đổi bằng cách bỏ thành phần khởi ngữ khỏi câu thì câu mang nội dung trần thuật, nhận xét bình thường, mất đi sắc thái nhấn mạnh hơn đối tượng, đề tài được nói đến trong đoạn văn.

3. a) ôi: thành phần cảm thán;

b) thế nào: thành phần tình thái;

c) trừ tôi: thành phần phụ chú;

d) thế giới của tiên cảnh, thành phần phụ chú;

e) Ông ơi!: thành phần gọi – đáp;

f) ôi: thành phần cảm thán.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Tổng kết về ngữ pháp

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận