Khái quát văn học Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Đang tải...

Khái quát văn học Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1. Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau của thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

2. Trình bày khái quát sự phát triển của văn học viết từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bằng cách lập bảng :

Khái quát văn học Việt Nam văn lớp 10

3. Những biểu hiện của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam ? Cho ví dụ chứng minh.

4. Nêu ví dụ làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

5. Tác giả văn học trung đại vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong sáng tác. Chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm văn học để làm sáng tỏ nhận định trên.

 

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Có thể thấy sự giống nhau và khác nhau của thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm qua bảng so sánh sau :

Khái quát văn học Việt Nam văn lớp 10

2. Khái quát sự phát triển của văn học viết từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

Khái quát văn học Việt Nam văn lớp 10

Khái quát văn học Việt Nam văn lớp 10

Khái quát văn học Việt Nam văn lớp 10

 

3. Những biểu hiện của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam:

a) Về nội dung yêu nước

Nội dung yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng trung quân và gắn liền vói truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Những biểu hiện của nội dung yêu nước rất phong phú và đa dạng, tập trung ở những phương diện chủ yếu :

– Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.

– Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

– Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử.

– Biết ơn, ca ngợi những ngưòi hi sinh vì nước, vì dân.

– Tình yêu thiên nhiên đất nước.

Ví dụ : Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là một áng văn yêu nước. Tác phẩm là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, là bản cáo trạng tội ác kẻ thù, là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định sức mạnh vô song của tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với lòng yêu nước.

b) Về nội dung nhân đạo

Nội dung nhân đạo của văn học trung đại là bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian và chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

Biểu hiện của nội dung nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam cũng rất phong phú, đa dạng, tập trung trên những phương diện chủ yếu :

– Lòng thương người, đặc biệt là niềm cảm thương sâu sắc dành cho những người lao động bị áp bức, những người nghèo khổ, những người chịu thiệt thòi, bất hạnh.

– Sự tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con ngưòi. Những thế lực ấy có thể là cường quyền hoặc thần quyền.

– Sự khẳng định, đề cao con ngưòi. Nội dung này rất phong phú : có thể đó là sự khẳng định, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp như tài năng, nhân phẩm, những quan hệ tốt đẹp giữa người với người; khẳng định, ca ngợi những khát vọng chân chính như khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc (hạnh phúc trong tình yêu, hạnh phúc gia đình,…), khát vọng tự do, khát vọng công lí chính nghĩa, khát vọng nhân phẩm,…

– Hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người. Đó có thể là giải pháp tư tưởng, triết lí hoặc giải pháp đấu tranh xã hội. Với nội dung này, chủ nghĩa nhân đạo không chỉ khẳng định nhu cầu, khát vọng của con người mà còn khẳng định khả năng con người thực hiện những nhu cầu, khát vọng ấy.

Ví dụ : Nội dung nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du :

– Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm, là “nỗi đau đứt ruột” trước những bi kịch của con người. Hai bi kịch lớn nhất của Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm. Bằng “sức cảm thông lạ lùng” (Hoài Thanh), Nguyễn Du đã dựng nên một đoạn Trao duyên thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ đớn đau hơn bất cứ một thiên tình sử nào trong văn học trung đại.

– Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép những thế lực tàn bạo. Nguyễn Du đã bóc trần bộ mặt xấu xa, nhơ bẩn của đủ các loại bợm già, bợm trẻ, bợm lưumanh, bợm quý tộc, bợm quan lại. Nguyễn Du đã lớn tiếng tố cáo, lên án thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con ngườ

– Nội dung nhân đạo của Truyện Kiều còn thể hiện ở sự khẳng định, trân trọng, đề cao con người. Thuý Kiều là hiện thân của nhan sắc rực rỡ, tài năng phong phú, trí tuệ thông minh, tâm hồn đẹp đẽ. Sắc và tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Qua các nhân vật Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, nhà thơ khẳng định những khát vọng chân chính của con người mà nổi bật lên là khát vọng tình yêu tự do, hạnh phúc; khát vọng công lí, chính nghĩa.

– Ở Truyện Kiều, Nguyễn Du còn hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người, trong đó có cả giải pháp đấu tranh. Những thân phận con ong, cái kiến như Kiều đã vươn lên để có lúc cầm cán cân công lí, thực hiện lẽ công bằng : “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

 

4. Nêu lên ba đặc điểm lớn của văn học trung đại Việt Nam: Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quỵ phạm; Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị; Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài. Ở mỗi đặc điểm, cần lấy được dẫn chứng và phần tích để làm sáng rõ đặc điểm đó.

a) Ví dụ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

– Khi viết về thiên nhiên, các tác giả thường hướng tới vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ như phong hoa tuyết nguyệt, sơn thuỷ hữu tình: “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then”, “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi – Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu”, “Hương cách gác vân thu lạnh lạnh – Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh” (Nguyễn Trãi). Nhưng cũng có khi người viết hướng tói vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc, tự nhiên, gần vói đời sống: “Ao cạn vớt bèo cấy muống – Đìa thanh phát cỏ ương sen”, “Hoè lục đùn đùn tán rợp trương – Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ – Hồng liên trì đã tiễn mùi hương” (Nguyễn Trãi).

– Trong quá trình phát triển của văn học trung đại, càng về giai đoạn cuối, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật càng gắn bó vói hiện thực đời sống, càng tự nhiên, bình dị. Ví dụ bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến mang đến những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của làng quê : ao cá, vườn rau, cây cải, cây cà, giàn bầu, giàn mướp…; những từ ngữ nôm na mang tính chất khẩu ngữ: đã bấy lâu nay, thời, khôn, chửa, rụng rốn, đầu trò,… tất cả đều mộc mạc đến dân dã.

b) Ví dụ đặc điểm Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài

– Tiếp thu và dân tộc hoá thơ Đường luật để có thơ Nôm Đường luật.

– Tiếp thu Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc để sáng tạo kiệt tác Truyện Kiều:

+ Tiếp thu nguồn gốc đề tài, cốt truyện.

+ Sáng tạo trong nội dung cảm hứng: tiếng kêu mới đứt ruột (tên tác phẩm là Đoạn trường tân thanh); sáng tạo về thể loại: tự sự bằng truyện thơ (thế mạnh của cả tự sự và trữ tình),…

 

5. Các tác giả văn học trung đại, đặc biệt là những tác giả tài năng, vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong sáng tác. Ví dụ Nguyễn Khuyến với bài Thu vịnh. Trong khuôn khổ chặt chẽ của thơ Đường luật về vần, niêm, luật, đối…, Thu vịnh vẫn là bức tranh sinh động, “điển hình về quê hương, làng cảnh Việt Nam”. Những hình tượng nghệ thuật đã trở thành ước lệ quen thuộc của thơ cổ xuất hiện nhiều trong bài thơ này, với đủ thu thiên (“trời thu xanh ngắt”), thu thuỷ (“nước biếc”), thu nguyệt (“bóng trăng”), thu hoa (“mấy chùm trước giậu”). “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” ứng chiếu vói “Nước biếc trông như tầng khói phủ” là cảm hứng rất Đường thi, kiểu như “Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” (Nước thu cùng với trời thu một màu). Tuy nhiên, trong khuôn khổ những ước lệ, tác giả vẫn có những sáng tạo để làm nên bức tranh thu đậm đà phong vị làng quê Việt. In lên bầu trời thu bao la xanh ngắt là dáng măng trúc uốn cong như cần câu, lá lưa thưa, phất phơ theo làn gió nhẹ. Những từ láy tiếng Việt – từ lơ phơ đi với từ hắt hiu – gợi cảm giác heo may của không khí chớm vào thu. Một vài dáng măng trúc đã tô đậm thêm sắc thu của làng quê Việt Nam, làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hình ảnh “Nước biếc trông như tầng khói phủ” đúng là cảnh nước thu, sương thu của miền quê nhiệt đới…

 

Xem thêm Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận