Kể về một di tích văn hóa mà em có dịp tham quan và nhớ mãi – Tuyển chọn bài văn kể chuyện lớp 5

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Kể về một di tích văn hóa mà em có dịp tham quan và nhớ mãi – Tuyển chọn bài văn kể chuyện lớp 5. Chúc các em học tốt!

Kể về một di tích văn hóa mà em có dịp tham quan và nhớ mãi

Tuyển chọn bài văn kể chuyện lớp 5

Bài làm 1

Thăm chùa Ông Núi – cảnh đẹp Bình Định

Trên đường từ thành phố Quy Nhơn ra Khu kinh tế Nhơn Hội, khi đi ngang qua dãy núi Bà ở huyện Phù Cát, du khách sẽ thấy ở lưng núi thấp thoáng mái chùa đỏ thắm giữa màu xanh biếc của cây rừng. Đó ỉà chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong Thiền tự – một trong những ngôi chùa lâu năm nhất của Bình Định.

Từ đường nhựa đi vào chân núi khoảng vài trăm mét, du khách sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối bước lên những bậc đá dẫn đến chùa. Lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá này có từ hơn ba thế kỉ trước. Đường lên chùa vãn còn nguyên vẻ tự nhiên, cỏ cây, hoa dại mọc chen giữa đá, đâu đó thoang thoảng mùi hoa dẻ thật dễ chịu. Đi hết khoảng hơn một trăm bậc đá sẽ thấy ngôi chùa nằm ở độ cao khoảng bốn trăm mét so với mực nước biển hiện ra. Thật lạ là giữa lưng chừng núi lại có một khoảng đất khá rộng và rất bằng phẳng, đủ để xây một ngôi chùa lớn. Theo sách cũ, năm 1702, Thiền sư Tịnh Giác đến núi này tu hành. Vị cao tăng dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống một mình trên núi, thỉnh thoảng mới xuống thôn xóm dưới chân núi chữa bệnh cho dân làng. Thấy nhà sư dùng vỏ cây làm áo quần, nên nhân dân quanh vùng gọi ông là Mộc Y Sơn Ông. Năm 1733, chúa Nguyễn Phúc Chú ra chỉ dụ cho quan lại địa phương dựng chùa bằng gỗ, lợp ngói, đổi tên là Linh Phong Thiền tự. Thượng íhư bộ Công là Đào Tấn cũng đã bỏ ra một số lớn tiền của tu bổ lại chùa và làm thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Ở Huế, Đào Tấn thuê thợ dựng hòn non bộ trong phủ đệ của mình, trên đó đắp chùa, khắc hai chữ Linh Phong (hòn non bộ này hiện còn ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ). Chùa Ông Núi cũng được sách Đụi Nam nhất thống chí tôn vinh: “Chùa dựa lưng vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rấí đẹp’”.

Năm 1965, bom đạn chiến tranh đã tàn phá ngôi chùa, chỉ còn lại hang Tổ và dòng suối. Ngôi chùa được xây dựng lại sau năm 1975 đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Khuôn viên chùa toả mát tán mít, phượng, bàng. Rất nhiều liễu và trăm loài hoa được trồng chung quanh hồ nước trước chính điện. Hoa đẹp, hoa quý dâng hương ngào ngạt, phô sắc rực rỡ bốn mùa.

Cảnh quan chùa Ông Núi vô cùng hấp dẫn. Đứng từ cổng chùa, nhìn ra xa thấy đầm Thị Nại trong xanh vờn sóng bạc nhấp nhô. Gần chân núi là những xóm thôn mái ngói nâu nổi bật giữa đồng lúa xanh rì. Dòng sông Chúa uốn lượn lung linh trong nắng, chạy dọc theo bờ biển, tung bọt sóng trắng xoá.

Phía sau chùa có nhiều tháp cổ xen giữa đá núi và những cây rừng cổ thụ. Đây là nơi an nghỉ của tăng ni hàng trăm năm về trước. Leo cao dần lên vách núi, du khách sẽ lần đến các hang đá có am thờ Phật lúc nào cũng ngào ngạt hương trầm toả khói. Có một số hang đá rất rộng, chứa được hàng ngàn quân thời chiến. Hang động núi Bà vẫn còn đó nhiều bí mật với du khách hành hương.

Đến thăm chùa Ông Núi, thắp một nén hương lên bàn thờ Phật, du khách bước lần xuống cổng chùa mà cảm thấy lòng thanh thản lạ. Trong bóng chiều vàng Bình Định, hình ảnh tượng Mộc Y Sơn Ông và tiếng chuông chùa từ vách núi ngân buông như dẫn hồn ta vào cõi mộng.

Hồ Thiệu Hùng, 5B

Trường Tiểu học Đông Hà – Quảng Trị

Bài làm 2

Leo núi Bảo Đài thăm chùa Ngoạ Vân

Chùa Ngoạ Vân toạ lạc trên núi Bảo Đài. Núi Bảo Đài cao chót vót hơn năm trăm mét so với mực nước biển, thuộc vòng cung Đông Triều, vùng đông bắc của Đại Việt. Đến thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, tỉnh Quảng Ninh, những chiều hè đẹp, ngước mắt nhìn lên sẽ thấy mây trắng như bông ôm trùm lấy đỉnh núi Bảo Đài.

Mùa xuân, nhất là những ngày mưa, đường lên núi Bảo Đài không hề dễ đi chút nào, có rất nhiều vắt. Chỉ nên chọn ngày nắng đẹp mới lên thăm chùa, thăm núi.

Chùa Ngoạ Vân có am Ngoạ Vân, tháp Ngoạ Vân bao bọc bởi màu xanh bát ngát, um tùm của rừng trúc, uy nghi của rừng thông và tùng cổ thụ. Mái chùa, tường chùa, sân chùa phủ đầy rêu xanh. Tháp chùa, am chùa che rợp bóng trúc, bóng tùng; vườn chùa toàn đá lẫn rêu chìm trong cỏ. Tháng Hai, vườn chùa có nhiều hoa đào, măng trúc mọc tua tủa như muôn nghìn ngọn giáo ngọc chĩa lên trời cao.

Phong cảnh chùa rất êm đềm, vắng lặng. Chiều tà, mới nghe tiếng chim sơn tiêu ríu ran trong rừng trúc, trên ngọn tùng. Trong vườn chùa, thỉnh thoảng khách hành hương nhìn thấy đôi ba con rắn ngẩn ngơ nằm trong kẽ đá, rắn cũng khoác màu rêu xanh. Một nhà sư cho biết: loài rắn ở chùa Ngoạ Yân rất lành, biết ăn côn trùng, biết ăn cơm, ăn bánh mì của khách thập phương mời. Hình như rắn cũng tu hành nơi chùa cổ.

Bia đá ở vườn chùa, am chùa, tháp chùa Ngoạ Vân nét chữ khắc đã lờ mờ rêu xanh, ghi lại bao công đức của ông tổ thứ nhất dòng thiền Trúc Lâm Yẽn Tử của Đại Việt. Đó là đức vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), vị vua thứ ba của vương triều Trần. Ngài đã cùng Đại vương Trần Quốc Tuấn lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh thắng giặc Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288, ghi lại bao trang sử vàng chói lọi. Đất nước thanh bình, trăm họ yên vui, đầu xuân 1293, vua truyền ngôi cho Thái tử Thuyên, từ giã ngai vàng lên núi Yên Tử tu Phật, lấy pháp hiệu là Hương Vân đầu đà, hoặc còn gọi là Trúc Lâm đầu đà. Chùa Ngoạ Vân, chùa Đồng, nhiều vách núi, khe suối, am động ở quanh vùng Yên Tử còn lưu giữ, lun truyền bao huyền tích, huyền thoại về đức vua – ông tổ thứ nhất dòng thiền Trúc Lâm.

Hơn bảy trăm năm đã trôi qua. Khách hành hương đến thăm chùa Ngoạ Vân, đi dạo khắp am chùa, tháp chùa, nghe tùng reo, chim hót, suối thì thầm mà tưởng nhớ đến công đức của tiền nhân.

Mây trắng lô xô trên chùa Ngoạ Vân, trên đỉnh núi Bảo Đài là một trong những chứng nhân lịch sử, chứng nhân cuộc đời nói với khách hành hương bao điều thú vị về dòng chảy thời gian và hành trình của dân tộc.

Chùa Ngoạ Vân, núi Bảo Đài hùng vĩ, cổ kính của giang sơn cẩm tú, đã mấy ai được đến thăm và ngoạn cảnh?

Phan Đức Anh, 5A

Trường Tiểu học Đông Hưng – Thái Bình

Xem thêm: Kể về một danh nhân văn hóa thế giới mà em kính phục – Tuyển chọn bài văn kể chuyện lớp 5 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận