Hướng dẫn tìm hiểu, trả lời câu hỏi bài: Văn bản tổng kết – Ngữ Văn 12

Đang tải...

VĂN BẢN TỔNG KẾT

A. YÊU CẦU

1. HS nắm vững cách viết văn bản tổng kết.

2. Viết được một văn bản tổng kết có nội dung và yêu cầu đơn giản, phùhù hợp với trình độ HS THPT.

B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

I. CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT 

1-  Đọc văn bản tổng kết trong SGK và trả lời câu hỏi:

a) Đọc các đề mục và nội dung của văn bản trên, anh (chị) có nhận xét gì về bố cục và những nội dung chính của một văn bản tổng kết?

b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu như thế nào?

Gợi ý:

a) Bố cục của văn bản tổng kết trên đây có 3 phần:

+ Phần mở đầu:

– Quốc hiệu hoặc tên tổ chức (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Trường ĐHSPHN- Đội thanh niên tình nguyện số 2).

– Địa điểm, ngày… tháng… năm (Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2007).

– Tiêu đề (Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước).

+ Phần nội dung báo cáo gồm:

– Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (…), thời gian (…), số lượng tham gia (…).

– Kết quả hoạt động (Hoạt động chăm sóc thương bệnh binh và người có công với nước; Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao; Vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan; Hoạt động tổ chức ôn tập văn hóa và sinh hoạt hè cho con em thương binh, bệnh binh; Hoạt động xây dựng công trình thanh niên và tặng quà thương binh, bệnh binh).

– Đánh giá chung.

+ Phần kết thúc. Người viết báo cáo kí tên (Nguyễn Văn Hiếu).

b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn: chính xác, rõ ràng, mỗi việc một đề mục, mỗi ý một lần xuống dòng, gạch đầu dòng, các câu sử dụng thường lược chủ ngữ.

2- Từ việc tìm hiểu VD trên, hãy cho biết yêu cầu đối với văn bản tổng kết.

Gợi ý:

Yêu cầu đối với văn bản tống kết:

-Văn bản tống kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác.

– Muốn viết được văn bản tổng kết, cần:

+ Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.

+ Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiến nghị); kết thúc.

+ Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.

II. LUYỆN TẬP

1- Đọc văn bản (SGK) và trả lời câu hỏi:

a) Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu nào của một văn bản tổng kết?

b) Người trích lược đi một vài đoạn, một vài ý trong văn bản (…). Anh (chị) đoán xem trong các đoạn bị lược đi ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu gì?

c) Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung nào cần bổ sung?

Gợi ý:

a) Văn bản trên đã đạt được một số yêu cầu của một văn bản tổng kết.

Đó là:

– Đảm bảo bố cục 3 phần: mở đầu; nội dung báo cáo và kết thúc.

– Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.

b) Trong những đoạn bị lược, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu:

– Kết quả của cóng tác giáo dục chính trị tư tưởng.

– Số đăng kí phấn đấu trong học tập và kết quả đạt được.

– Số tình nguyện viên tham gia phong trào chống tệ nạn xã hội và kết quả đạt được.

– Số tình nguyện viên chung sức cùng cộng đồng tham gia công tác xã hội và kết quả đạt được.

– Công tác phát triển đoàn viên.

c) Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu một số nội dung cần bổ sung:

– Tên hiệu của Đoàn, tên đoàn trường và tên chi đoàn.

– Mục II và mục IV nên cho vào một mục chung là: Kết quả công tác đoàn.

– Đánh giá chung.

2- Anh (chị) hãy viết một bài tổng kết phần Văn học hoặc phần Tiếng Việt trong CT Ngữ văn 12.

Gợi ý:

HS tự làm ở nhà. Dựa vào bài tổng kết trong tài liệu này để viết thành văn bản theo yêu cầu của văn bản tổng kết đã quy định.

Xem thêm: Hướng dẫn tìm hiểu, trả lời câu hỏi bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ – Ngữ Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận