Hướng dẫn phân tích Ca dao hài hước – Ngữ văn 10

Đang tải...

CA DAO HÀI HƯỚC

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Những bài ca dao được giới thiệu trong bài này tiêu biểu cho tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào và tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội.

2.Tiếng cười tự trào (tự cười mình) là tiếng cười lạc quan yêu đời của người lao động. Họ đã lấy chính cái nghèo của mình để tự trào một cách hồn nhiên, hóm hỉnh. Dù cuộc sống nghèo hèn nhưng họ đã vượt lên để sống một cách lạc quan bằng cách ‘thi vị hoá” cuộc sống của mình.

3.Tiếng cười giải trí là tiếng cười của niềm lạc quan yêu đời, là sản phẩm của óc hài hước và trào lộng của nhân dân ta. Tiếng cười giải trí cũng là một cách để quên đi những bộn bề lo âu vất vả của cuộc sống hằng ngày.

4.Tiếng cười phê phán, châm biếm là tiếng cười hướng vào những thói xấu trong một bộ phận quần chúng nhân dân nhằm đả kích, cải biến nó hoặc tiêu diệt nó (nhũng hạng người lười nhác, ham ăn, những thầy bói dởm, những quan lại bất tài, những người phụ nữ đỏng đảnh, trăng hoa…).

Các bài ca dao hài hước đều có cách khắc hoạ nhân vật rất điển hình, sử dụng nhiều yếu tố; chi tiết cách điệu hoá, cách dựng cảnh rất tài tình… để tạo ra những nét hài hước, hóm hỉnh mà châm biếm sâu cay.

II.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Có thể sắp xếp bốn bài ca dao thành 2 nhóm:

-Nhóm tiếng cười tự trào: bài số 1.

-Nhóm tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội: các bài 2,3,4.

1.Bài 1

-Cưới xin hôn lễ là một chuyện vô cùng hệ trọng và có ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi con người. Nó thường được chuẩn bị chu đáo và cẩn thận:Thế nhưng việc dẫn cưới và thách cưới ở đây đều rất khác thường. Thực ra, nó là hai màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động. Chàng trai mở đầu màn dẫn cưới bằng rất nhiều điều “to tát” (dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò). Thế nhưng chàng lại viện đủ lí do (mà lí do nào cũng hợp lí: dẫn voi…sợ quốc cấm, dẫn trâu… sợ họ máu hàn, dẫn bò… sợ họ nhà nàng co gân) để khước từ tất cả nhũng việc làm này. Vậy là đám cưới lí ra có voi, có trâu, có bò nhưng rồi chẳng có gì cả. Không những vậy, chàng trai kia còn táo bạo “nhất quyết” đùa cợt đến cùng:

Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

Lời đáp của cô gái cũng… chẳng vừa. Thách cưới mà lại thách “một nhà khoai lang” thì dễ đấy nhưng cũng có khác nào làm khó người ta. Song điều quan trọng không phải ở điểm này mà là ở chỗ cô gái hiểu “hoàn cảnh” của nhà em và nhà anh… cũng giống nhau. Và như thế đám cưới chỉ cần một “nhà khoai lang” là cũng quá đủ rồi. Qua lời thách cưới và lời dẫn cưới, chúng ta có thể thấy ở đây người nông dân đã mang cái nghèo của chính mình ra để mà đùa cợt. Tiếng cười ấy hướng vào chính họ nhưng cũng !à để cho họ quên đi cảnh khổ mà lạc quan yêu đời và ham sống hơn.

-Bài ca dao có giọng hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật:

+ Lối nói khoa trương phóng đại: dẫn voi, trâu, bò, nhà khoai lang,…

+ Lối nói giảm dần: voi —> trâu —> bò —> chuột

củ to —> củ nhỏ —> củ mẻ —> củ rim, củ hà.

+ Cách nói đối lập, phủ định:

dẫn voi/ sợ quốc cấm

dẫn trâu/ sợ họ máu hàn

dẫn bò/ sợ họ co gân

dẫn lợn gà/ khoai lang

+ Chi tiêt hài hước, giàu liên tưởng

Miễn ìà có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo. mời dân, mời làng.

2.Các bài 2, 3, 4

So với tiếng cười trong bài 1, tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả. kích, châm biếm, phê phán xã hội. Nó hướng vào những thói hư tật xấu của một bộ phận trong nội bộ nhân dân. Những tật xấu ở đây tuy không đến mức bị đả kích một cách quyết liệt. Nhưng trong khi nhẹ nhàng, thân tình nhắc nhở, thái độ của nhân dân ta cũng không kém phần sâu sắc. Hai đối tượng được dẫn ra để cười cợt ở đây là những người chồng lười nhác, vô dụng và những người vợ vô duyên xấu tính nhưng lại ưa nịnh hót.

Có thể thấy nét riêng hài hước của từng bài:

-Bài 2 và 3 chế giễu loại đàn ông yểu đuối, lười nhác trong xã hội:

+ Bức tranh thứ nhất:               

Làm trai cho đúng sức trai

Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.

Tiếng cười trong câu thơ này bật lên từ nghệ thuật phóng đại và thủ pháp đối lập. Người ta có thể yếu ớt nhưng chắc chắn không ai yếu đến mức “khom lưng chống gối” (cố gắng hết sức) để “gánh hai hạt vừng” (hai vật quá nhỏ) như vậy. Vậy ra cách nói kia chỉ là một so sánh kín đáo để chế nhạo những kẻ lười nhác trong lao động. Thông điệp mà bài ca dao muốn nhắc nhở những hạng người kia là hãy sống sao cho mạnh mẽ, vững vàng. Làm trai không được ỷ lại, không nên sống nhờ vào người khác.

+ Bức tranh thứ hai:

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngôi bếp sờ đuôi con mèo.

Hướng mũi tên đả kích vào loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Họ có khác gì chú mèo kia cứ hằng ngày ăn rồi lại nằm cuộn tròn nơi xó bếp. Là người chủ của gia đình mà lười nhác, vô tích sự như thế thì hỡi ôi, thảm hại biết chừng nào.

-Bài 4 là bài ca dao chế giễu loại plụi nữ đỏng đảnh, vô duyên. Tiếng cười của bài ca dao lại một lần nữa chủ yếu được xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian. Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên đỏng đảnh – một loại người không phải không có trong xã hội.

-Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước:

-Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập.

-Khắc hoạ nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao.

-Dùng ngôn ngữ đòi thường nhung thâm thuý và sâu sắc.

-Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.

II.LUYỆN TẬP

1.Lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” là một lời ứng xử khôn khéo, thông minh. Như trên đã phân tích, cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, tỏ ra vui và thích thú trong lời thách cưới (dù chỉ là lời đối đáp nam nữ trong dân ca).

Lời thách cưới ấy là tiếng cười tự trào của người lao động. Nó tô đậm vẻ đẹp tâm hồn. sự vô tư, hồn nhiên và niềm lạc quan yêu đời của họ ngay trong cảnh nghèo nàn.

2.Tham khảo một số bài ca dao hài hước phê phán dưới đây:

-Lấy chồng cho đỡ nắng mưa

Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ.

-Gái sao chồng đánh chẳng chừa

Đi chợ vẫn giữ cùi dừa bánh đa.

-Bực mình chẳng muốn nói ra

Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời.

-Anh đừng chê thiếp xấu xa,

Bởi chung bác mẹ sinh ra thế này.

Anh ham xóc đĩa cò quay,

Máu mê cờ bạc, lại hay rượu chè.

-Lấy chồng từ thuở mời lăm

Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi.

-Sông bao nhiêu nước cũng vừa

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.

-Tối tối chị giữ mất buồng

Cho em manh chiếu, nằm suông chuồng bò.

Mong chồng chồng chang xuống cho

Đến cơn chồng xuống gà o o gáy dồn.

-Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

-Số cô chăng giàu thì nghèo

Chiều ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông…

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận