Hướng dẫn Ôn tập phần tiếng việt – Ngữ văn 10

Đang tải...

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

1.Nhắc lại những kiến thức về hoạt động giao tiếp:

a.Khái niệm: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ… để tổ chức xã hội hoạt động.

b.Hoạt động này bao gồm hai quá trình: sản sinh văn bản và lĩnh hội văn bản. Sản sinh văn bản chính là hành vi nối hoặc viết để truyền đạt thông tin. Lĩnh hội văn bản chính là hành vi nghe hoặc đọc để tiếp nhận thông tin.

c.Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

-Nhân vật giao tiếp, là những người tham gia giao tiếp: người phát (người nói / người viết) và người nhận (người nghe / người đọc).

-Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp, là ngôn ngữ được chọn dùng làm phương tiện chuyên chở thông tin và hình thức thực hiện giao tiếp.

-Nội dung giao tiếp, là phạm vi hiện thực bên ngoài ngôn ngữ gồm những sự vạt, sự việc nào đó trong đó sự vật thế nào, vì sao, ai làm, làm gì, với ai, ở đâu, khi nào, nhằm mục đích gì,… thường phải được xác định rõ; là bản thân ngôn ngữ, trong trường hợp này, ngôn ngữ được dùng để nói về chính ngôn ngữ.

-Hoàn cảnh giao tiếp, là những yếu tố thòi gian, khống gian, những hiểu biết của người tham gia giao tiếp, môi trường xã hội,… của một cuộc giao tiếp cụ thể.

2. Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
 3.a.Các đặc điểm của văn bản:

-Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

-Các câu trong văn bản có sự liên kết với nhau chặt chẽ bằng các liên từ và liên kết về mặt nội dung. Đồng thời, cả văn bản còn phải được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng. 

-Mỗi văn bản thường hướng vào thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

-Mỗi văn bản có những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

b.Phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.

-Ví dụ với văn bản: Ba Bể – huyền thoại và sự thật của Bùi Văn Định (Ngữ văn 10, tập hai, trang 26).

+ Chủ đề của văn bản là truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

+ Câu chuyện được kể rất lô gích. Các câu trong văn bản được liên kết với nhau bằng các liên từ, các từ chuyển tiếp (Chuyện kể rằng; rồi bỗng một đêm; duy chỉ có;…) và liên kết theo mạch kể thời gian.

+ Mục đích giao tiếp của văn bản là giới thiệu về hòn đảo bằng huyền thoại nhằm gây sự tò mò chú ý và khát khao khám phá của khách tham quan vể những bí ẩn của hòn đảo.

+ Về hình thức: Văn bản được chia thành ba phần rõ ràng, mạch lạc và rất dễ nhận ra.

c.Điền tên các loại văn bản đã học (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ phân loại sau đây:

4.Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

 5.a.Trình bày khái quát về nguồn gốc, quan hệ họ hàng và lịch sử phát triển của tiếng Việt, (xem lại bài Khái quát về lịch sử tiếng Việt, Ngữ văn 10, tập hai, trang 33)

b.Kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:

+ Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí,…

+ Viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Truyện Lục Vân Tiên, …

+ Viết bằng chữ quốc ngữ: Cha con nghĩa nặng, Lão Hạc, Làng, Đoàn thuyền đánh cá, Viếng lăng Bấc,…

6.Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng

7.Trong những câu sau, câu nào anh (chị) cho là đúng: 

a.Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công.

b.Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.

c.Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước.

d.Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước,

e. Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.

g.Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý bâu.

h.Nhờ trải qua hoạt động thực tiễn, nên ta rút ra những kinh nghiệm quỷ bấu.

-Gợi ý trả lời:

+ Các câu b, d, g, h là các câu đúng.

+ Ba câu a, c và e là những câu sai. Lỗi sai trong ba câu này cùng giống nhau ở chỗ người viết không phân định được ranh giới giữa các thành phần phụ với nòng cốt câu

XEM THÊM HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VĂN SỐ 7: VĂN NGHỊ LUẬN – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận