Hướng dẫn cảm thụ văn học bài “Bài tập làm văn” – Tiếng việt 3.

Đang tải...

Bài tập làm văn 

1.Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp : “Em đã làm gi để giúp đỡ mẹ ?”

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”

2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.

Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi giặt bít tất của mình, bèn viết thêm : “Em còn giặt bít tất.”

3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp : “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần.” Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình : “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả.”

4.Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi:

–  Cô-li-a này ! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!

Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

Theo Pi-vô-na-rô-va (Tiếng Việt 3, 1995)

Cách đọc

Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, chậm rãi. Biết ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Giọng nhân vật “tôi” nhẹ nhàng, hồn nhiên như lời tâm tình. Giọng mẹ dịu dàng

Gợi ý cảm thụ

Câu chuyện Bài tập làm văn được kể từ ngôi thứ nhất, là câu chuyện của nhân vật “tôi” – cậu bé Cô-li-a. Vì vậy, lời kể như lời tâm sự chân tình, hóm hỉnh và giàu ý nghĩa. Bài tập làm văn không nhũng giúp “tôi” đạt điểm tốt, mà còn khiến cho “tôi” trở nên chăm chỉ, ngoan ngoãn hơn, tự giác và “người lớn” hơn rất nhiều.

Đề văn của cô giáo khiến Cô-li-a không biết phải làm thế nào, vì thực sự cậu bé chưa biết giúp đỡ mẹ nhiều việc. Thỉnh thoảng, Cô-li-a mới làm một vài việc lặt vặt. Vì ở nhà, mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô-li-a học. Có lúc bận, mẹ định nhờ Cô-li-a giúp việc này việc nọ nhưng thấy con học bài lại thôi.

Cô-li-a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra cả những việc mình chưa bao giờ làm như giặt áo lót, áo sơ mi và quần. Cô-li-a viết một điều có thể trước đây em chưa nghĩ đến : “muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả”. Bài văn của em đạt điểm cao, dù trong những việc em kể có cả những việc em chưa từng làm, mà em chỉ tưởng tượng ra, hoặc em thấy đó là những việc em cần làm giúp mẹ.

Câu chuyện nếu chỉ dừng lại ở đây thì chưa thấy thú vị. Một tình huống bất ngờ đến với Cô-li-a : mẹ bảo bạn đi giặt quần áo. Lúc đầu, Cô-li-a ngạc nhiên, vì bạn chưa bao giờ phải làm việc này. Nhưng ngay sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn.

Tiến trình làm bài văn của Cô-li-a được chia làm ba giai đoạn : giai đoạn 1, cậu bé bắt đầu kể, nhưng chưa kể đã hết việc (quét nhà, rửa bát đĩa, giặt khăn mùi soa), vì thực sự cậu có giúp mẹ việc gì gọi là nhiều nhặn đâu. Giai đoạn sau, cậu nghĩ ra thêm một việc nữa là giặt bít tất. Có vẻ như đến đây là quá bí rồi, chẳng còn gì để mà kể nữa, trong khi các bạn xung quanh vẫn viết lia lịa, đặc biệt là cô bạn gái Liu-xi-a. Các bạn vẫn viết, và Cô-li-a lại tiếp tục kể thêm những việc khác như “giặt áo lót, áo sơ-mi và quần”.

Câu chuyện kể lại một kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh. Qua đó, tác giả cũng đưa ra một bài học nhẹ nhàng và rất đáng quý, giúp chúng ta hiểu rằng : Lời nói phải đi đôi với việc làm, những điều chúng ta tự nói tốt về mình phải cố gắng làm cho bằng được.

Người ta khen những người miệng nói tay làm, những người biết nói lời hay, làm việc tốt. Người xưa cũng dạy ta phải luôn : “Nói lời phải giữ lấy lời – Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”..

XEM THÊM BÀI 14: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT – TẠI ĐÂY

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận