Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ – Sách bài tập ngữ văn lớp 10 tập 1

Đang tải...

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

BÀI TẬP

1. Bài tập 1, trang 20, SGK.

2. Bài tập 2, trang 20, SGK.

3. Bài tập 3, trang 21, SGK.

4. Bài tập 5, trang 21, SGK.

5. Đọc câu ca dao sau và trả lòi câu hỏi:

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

a) Đó là lòi của ai nói vội ai ?

b) Câu đó nói về vấn đề gì ?

c) Câu đó nhằm mục đích gì ?

d) Tác giả đã chọn cách nói như thế nào ?

 

6. Đọc đoạn hội thoại giữa Tấm và dì ghẻ trong truyện Tấm Cám :

Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm :

– Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.

Tấm vâng lời trèo lên cây cau. Lúc lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:

– Dì làm gì dưới gốc cây thế ?

– Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, Tấm ngã lộn cổ xuống ao, chết.

Phân tích sự thay phiên vai giao tiếp, mục đích nói và cách nói của từng ngưòi trong đoạn hội thoại trên.

 

7. Phân tích hoạt động giao tiếp (các nhân tố giao tiếp) được biểu hiện trong bài ca dao :

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây, trâu đấy ai mà quản công !

Bao giờ cây lúa còn bống,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

(Ca dao)

GỢI Ý LÀM BÀI

1. a) Nhân vật giao tiếp là anh và nàng, những nam và nữ trẻ tuổi.

b) Hoàn cảnh giao tiếp : đêm trăng thanh (trong sáng và yên tĩnh). Hoàn cảnh này thích họp với những cuộc trò chuyện tâm tình, bày tỏ tình yêu.

c) Nhân vật anh dùng cách nói hình tượng, bóng bẩy (tre non đã đủ lá thì có nên đan sàng), nhưng hàm ý chuyện kết duyên giữa hai người. Họ là những người trẻ tuổi (tre non), nhưng đã đủ trưởng thành (đủ la), nên tính đến chuyện kết hôn (đan sàng).

d) Cách nói của anh rất phù họp với nội dung và mục đích giao tiếp : vừa tế nhị, vừa đủ rõ để nàng hiểu.

 

2. Chú ý đến các hành động nói gián tiếp trong lời của ông già (đã được gợi ý trong câu hỏi (a). về tình cảm, thái độ và quan hệ giao tiếp của hai người, chú ý đến những từ xưng hô, từ tình thái cuối câu, từ hô gọi, câu chào với đầy đủ thành phần câu của A Cổ…

 

3. Để trả lời các câu hỏi, cần chú ý đến từ xưng hô em, những từ miêu tả hình dáng và màu sắc bên ngoài, thành ngữ bảy nổi ba chìm, hình ảnh lòng son có nghĩa biểu trưng, đồng thời liên hệ đến cuộc đòi riêng của Hồ Xuân Hương.

 

4. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bức thư của Bác Hồ. Các nhân tố : nhân vật giao tiếp (ngưòi viết, người đọc) đều đã rõ (nhưng cần chú ý đến vị thế cụ thể của hai bên khi viết và nhận thư), hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp đều đã có nói trong thư. về cách thức giao tiếp : lời trong thư vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc xác định trách nhiệm cho học sinh.

 

5. Câu ca dao thể hiện :

a) Lời của tác giả dân gian nói với tất cả mọi người, trước hết là vói những ngưòi làm nghề nông : từ ai có nghĩa phiếm chỉ.

b) Nội dung : đất đai là tài sản quý (như vàng) nên đừng bỏ ruộng hoang (không trồng trọt).

c) Mục đích: khuyên nhủ và kêu gọi mọi người chịu khó làm việc, đừng bỏ phí đất đai.

d) Cách nói: rất chân tình (khuyên nhủ, động viên). Chú ý: từ hô gọi ai, từ chớ, ý khẳng định qua cấu trúc bao nhiêubấy nhiêu.

 

6. Chú ý: Sự thay phiên vai người nói và vai ngưòi nghe giữa Tấm và dì ghẻ, mục đích thâm độc của mụ dì ghẻ ở câu nói đầu, thủ đoạn (cách nói) lừa gạt hai lần của mụ. Nết thật thà, hiền hậu của Tấm thể hiện qua lòi nói và qua hành động.

 

7. Khi phân tích hoạt động giao tiếp trong bài ca dao, cần chú ý:

– Người nói (xưng ta) là người nông dân (người cày).

– Vai nghe là con trâu (được nhân hoá : có khả năng giao tiếp như con ngưòi).

– Hoàn cảnh giao tiếp : trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, cày ruộng bằng trâu (con trâu là đầu cơ nghiệp). Trâu gắn bó với nghề nông, vói ngưòi nồng dân.

– Mục đích giao tiếp : khuyên nhủ con trâu (và có thể hiểu rộng ra là kêu gọi những người khác) cùng làm việc vói người nông dân, cùng chia sẻ nỗi vất vả và cùng hưởng thành quả lao động.

– Nội dung giao tiếp : Cày cấy là công việc của nhà nông, trong đó con trâu có góp công sức. Vì thế con trâu và ngưòi nông dân là hai nhân vật thân thiết, gắn bó cùng làm, cùng hưởng thành quả. Từ đó, người nông dân kêu gọi con trâu cùng làm việc đồng…

– Cách thức giao tiếp : nói chuyện thân tình, khuyên nhủ nhẹ nhàng, hứa hẹn , chân thành.

 

Xem thêm Khái quát văn học dân gian Việt Nam tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận