Hịch tướng sĩ – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Hịch tướng sĩ ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300), với cương vị Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương của vương triều Trần đã đi vào lịch sử dân tộc và đi vào lòng dân như một anh hùng dân tộc vĩ đại, một nhà quân sự thiên tài với công lao ba lần đánh bại quân xâm lược Mông – Nguyên, và đi vào đời sống tâm linh của nhân dân như một vị Thánh bất tử. Phan Bội Châu cho rằng, Hưng Đạo Vương “lập được công lớn, dẹp yên được giặc mạnh, trở thành “vị anh hùng bậc nhất chống ngoại xâm thành công” là “nhờ có ba điều: Thứ nhất là lòng nhiệt thành, thứ hai là có kiến thức cao và thứ ba là nhân cách cao thượng”. Tuy là một đại quý tộc tôn thất, quyền cao chức trọng vào bậc nhất của vương triều, nhưng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vẫn rất gần gũi với dân chúng và trọng dụng nhiều người xuất thân bách tính, thậm chí nô tì. Chính vì thế, trong bài Hịch kêu gọi tướng sĩ đồng lòng đứng lên đánh giặc, cứu nước, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng những lời lẽ hết sức thống thiết, chân thành.

Với tư cách là nhà quân sự đại tài ông còn là tác giả của cuốn “Binh thư yếu lược” (sách tóm tắt những điều cốt yếu vi binh pháp) để dạy các tướng sĩ thời đó về nghệ thuật đánh giặc. Ngoài ra, ông còn viết (Vạn Kiếp Tông bí truyền thư). Rất tiếc đến nay hai bộ binh thư của Trần Quốc Tuấn đã bị thất truyền.

Ngày nay, chúng ta trân trọng suy tôn ông là một vị đại anh hùng dân tộc, một nhà quân sự thiên tài, một nhà văn hoá lớn. Còn nhân dân thì suy tôn ông làm Đức Thánh Trần, lập đền thờ ở nhiều nơi.

2. Tác phẩm

“Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 (1285). Bài hịch này được làm để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược” do chính

Trần Quốc Tuấn soạn. “Hịch tướng sĩ ” được nhiều học giả xưa nay đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HlỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 61)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc toàn bộ văn bản và các chú thích để hiểu nội dung của bài hịch. Căn cứ vào các dấu hiệu ngữ pháp (xuống dòng…) và điểm chung của các câu văn trong từng đoạn để phân chia bài hịch thành từng phần khác nhau.

b. Gợi ý trả lời

Bài hịch của Trần Quốc Tuấn có thể chia thành 4 phần:

  • Đoạn 1: “Ta thường nghe… ” đến đến nay còn lưu tiếng tốt”. Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử đã xả thân để cứu nước cứu vua, để kích thích tinh thần trung dũng của các tướng sĩ.
  • Đoạn 2: “Huống chi… ” đến vui lòng”. Lòng căm thù giặc sục sôi và quyết tâm chiến đấu trước âm mưu và tội ác tàn bạo của kẻ thù.
  • Đoạn 3: “Các ngươi cùng ta… ” đến phỏng có được không”. Nhắc lại ân tình của chủ soái và tướng sĩ, phê phán tinh thần mất cảnh giác, cầu an hưởng lạc đồng thời nêu ra viễn cảnh đau xót nếu như không quyết tâm chống giặc.
  • Đoạn 4: “Nay ta chọn… ” đến để các người biết bụng ta’!. Nêu yêu cầu cụ thế chọ các tướng sĩ hãy ra sức học tập binh thư để giữ trọn đạo thân chủ.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 61)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn “Huống chi ta cùng (…) về sau ” và xem các chú thích của SGK. Đoạn văn đã kể ra những tội ác nào của giặc, các từ ngữ mà tác giả sử dụng có gì đặc sắc, có thể liên hệ kiến thức lịch sử thời kì đó để hiểu tại sao tác giả lại viết như thế.

b. Gợi ý trả lời

Ngay sau khi nêu gương các anh hùng nghĩa sĩ đã xả thân vì đất nước trọng những thời kì loạn lạc, tác giả đã viết những lời hết sức tâm huyết kể tội ác của giặc. Bằng cái nhìn sáng suốt, sâu rộng và cảnh giác của vị

Tiết chế thống lĩnh, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần tà tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh của những tên sứ giặc. Sau thất bại thảm hại lần thứ nhất (năm 1258), cậy thế “thiên triều” đế quốc Nguyên – Mông liên tiếp cử sứ giả sang nước ta sách nhiễu, đòi của công nạp. Qua ngòi bút của Trần Quốc Tuấn, bọn sứ giả đó hiện lên thống nhất từ vẻ ngoài hung hăng đến bản chất tàn bạo. Một loạt hành động được liệt kê liên tiếp: đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đém thân dê chó mà bắt nạt tể phụ Chúng coi khinh tất cả, từ người dân lành vô tội đến cả vua tôi nhà Trần. Đối với chúng, Đại Việt và kinh thành Thăng Long như là quận, huyện của chúng nên tha hồ hoành hành. “Lưỡi cú diều ”, “thân dê chó ” là hai hình ảnh ẩn dụ rất đặc sắc để lột tả hết bộ mặt tham tàn của bọn nguỵ sứ. Không những thế, chúng còn tìm đủ trăm phương ngàn kế để tha hồ vơ vét của cải của dân ta để thoả lòng tham vô đáy. Nghệ thuật đối ngẫu được vận dụng một cách sắc bén làm nổi bật hành động và dã tâm của bọn sứ giặc. Chúng không còn là những sứ giả nữa mà đã mang bản chất của bọn cướp nước. Những hình ảnh so sánh đã cho thấy ngòi bút sắc sảo, cái nhìn sáng suốt và lòng căm thù giặc sôi sục của tác giả. Tất cả khẳng định một quyết tâm trước sau như một: tội ác của chúng không chỉ xúc phạm đến quốc thể và lòng tự tôn dân tộc mà còn phương hại đến cuộc sống của nhân dân. Vì thế, không thể khoan nhượng, không thể tiếp tục khoanh tay ngồi nhìn chúng hoành hành ngỗ ngược như thế. Một trong những yêu cầu của văn hịch là vạch trần tính chất phi nghĩa, dã man của đôi phương để khơi gợi lòng căm thù chống giặc của toàn thể nhân dân. Đoạn văn trên đây với cách lập luận sắc bén, cách đưa dẫn chứng, với nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, cấu trúc các vế câu biền ngẫu đối xứng… đã tạo nên một giọng điệu đanh thép, hùng hồn, đạt hiệu quả cao, tác động rất mạnh đến người đọc.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 61)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn viết về tâm trạng của tác giả: “Ta thường tới bữa quên ăn (…) ta cũng vui lòng”. Chú ý liệt kê các từ ngữ tác giả đã sử dụng để thể hiện các sắc thái tâm trạng, tình cảm khác nhau. Cách diễn đạt ở đoạn văn này có gì đáng chú ý?

b. Gợi ý trả lời

Đoạn văn nói về nỗi lòng, tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trước tội ác của giặc được đánh giá là đoạn đặc sắc, hay nhất của bài hịch. Tác giả đã sử dụng những lời văn hết sức thống thiết, cách nói thậm xưng để diễn tả nỗi đau, sự uất hận của một vị tướng lĩnh phải chứng kiến cảnh quốc thể bị sỉ nhục, nhân dân bị chà đạp. Nỗi đau ấy luôn thường trực, kéo dài dằng dặc theo dòng chảy thời gian (ngày, nửa đêm…) thấu vào tận xương tuỷ: “như dao cắt, nước mắt đầm đìa Càng đau xót càng uất hận, căm thù lên đến tột đỉnh biến thành mong muốn mạnh mẽ “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù Tác giả đã sử dụng cách nói cụ thể đầy ấn tượng để biểu thị một thái độ kiên quyết không dung tha lũ giặc cướp nưổc. Câu văn chia thành nhiều vế đối nhau tạo cho giọng văn sự đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ. Tiếng hịch cất lên như lòi thề quyết chiến. Ngưòi anh hùng thuở “Bình Nguyên” sẵn sàng xả thân trên chiến địa để trả nợ non sông, diệt thù, cứu nước. Dù biết “trăm thân, nghìn xác ” chỉ là cách nói thậm xưng nhưng người đọc vẫn cảm nhận được khí phách anh hùng, tư thế chiến đấu lẫm liệt vô song của một vị thống lĩnh. Thật cảm động và khâm phục biết bao ý chí, quyết tâm hi sinh dù cho “thân phơi ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa Bốn chữ “ta cũng vui lòng” thể hiện một niềm hạnh phúc to lớn .của người anh hùng thòi loạn được hiến dâng xương máu cho độc lập, tự do của dân tộc Đại Việt. Lí tưởng ấy như thấm vào máu, hơi thở của bao thế hệ người Việt Nam sau này. Chính vì thế, “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”. Hay những gương mặt phơi phới xông pha vào trận chiến chông Mĩ cứu nước gian nan, ác liệt:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 61)

a. Hướng đẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn “Các ngươi ở cùng ta coi… phỏng có được không?”. Tác giả đề cập đến vấn đề gì trong đoạn văn này? Ngôn từ và thủ pháp nghệ thuật có gì đặc sắc, có tác dụng làm nổi bật nội dung…

b. Gợi ý trả lời

Là một vị thống lĩnh, Trần Quốc Tuấn không thể yên lòng khi chứng kiến thái độ thờ ơ của tướng sĩ trước thảm hoạ mất nước. Với thái độ nghiêm khắc, Trần Quốc Tuấn thẳng thắn phê phán. Trong khi quốc thể, sự tốn kính của dân tộc bị xúc phạm nhục nhã bị hạ thấp (nhạc thái thường để đãi nguỵ sứ), triều đình phải phục tùng, cống nạp cho giặc một cách hết sức phi lí, là tướng sĩ ăn bông lộc của triều đình mà vẫn không thấy nhục. Đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm với vận mệnh của dân tộc. Không những thế, là những trai tráng thời loạn lạc mà có thể chìm đắm trong những thú vui tầm thường: đánh bạc, chọi gà… vì lo toan vị kỉ mà quên đi sứ mệnh thiêng liêng của mình là phải chiến đấu vì Tổ quốc. Và hậu quả tất yếu của những thái độ thờ ơ ấy là thế yếu lực suy. Là một tướng lĩnh quân sự đại tài, Trần Quốc Tuấn nhận thức được rằng biết mình biết ta trăm trận trăm thắng, không thể lấy trứng mà chọi với đá, thất bại là điều chắc chắn.

Tác giả cũng chỉ ra một sự thật dù phũ phàng song rất hiển nhiên, tất yếu: Tiền không mua được đầu giặc, chó săn không đuổi được quân thù, rượu ngon không thể làm cho giặc say chết… Và người phải chịu hậu quả đau xót không chỉ là triều đình, là tướng lĩnh mà chính là bản thân người lính và những ngưòi thân yêu của họ. Cấu trúc: “Chẳng những… mà ” được lặp lại rất nhiều lần, với những vế òâu biền ngẫu liên tiếp tăng thêm tính quyết liệt cho khẳng định và thôi thức, dồn dập trong giọng điệu lời hịch. Cách viết ấy thể hiện rõ nhất mối quan hệ mật thiết, gắn bó về quyền lợi giữa chủ soái và quân sĩ.

Tác giả vẽ ra viễn cảnh hết sức bi thương sẽ xảy ra với những điều thiêng liêng, tôn kính nhất của mỗi con người: gia quyến bị tan, phần mộ cha mẹ bị quật lên, tiếng dơ khôn rửa… Còn gì đau xót hơn? Đoạn văn được tạo thành từ những câu văn dài gồm nhiều vế liên tiếp theo các cấu trúc “nhìn, thấy”, “mà không” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần làm cho giọng văn dồn dập, tác động rất mạnh mẽ. Lời văn có khi rất nghiêm khắc, có khi lại mềm mỏng, thuyết phục. Những chứng cứ đưa ra rất xác thực, gần gũi, liên quan mật thiết đến mỗi tướng sĩ nên tạo ra hiệu quả cao. Đoạn văn có những lòi lẽ phê phán rất thẳng thắn của một vị thủ lĩnh với quân sĩ, nhưng phần nhiều là thái độ chân tình của người cùng cảnh ngộ, cùng phải chịu đau thương khi nước mất nhà tan.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 61)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại các đoạn văn từ “Huống chi ta cùng… ” đến hết. Khi đọc cần chú ý những ngôn từ thể hiện trực tiếp thái độ của người viết, các loại câu được tác giả sử dụng: câu kể, câu hỏi, câu cảm thán. Việc xen kẽ các kiểu câu đó cũng thể hiện trạng thái tâm trạng và thái độ của người viết.

b. Gợi ý trả lời

“Hịch tướng sĩ” là một bài hịch kêu gọi tinh thần đồng lòng chống giặc cứu nước của toàn thể tướng sĩ. Chính vì thế, để tạo hiệu quả cao, tác giả phải sử dụng linh hoạt các giọng điệu, các thủ pháp nghệ thuật. Tác giả là một vị thống lĩnh, lại trong một văn bản chính luận, không thể tránh khỏi những lời lẽ khảng khái, nghiêm khắc phê phán khi nói về thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của nhiều tướng sĩ trước vận mệnh đất nước “không biết lo, mà không biết thẹn, không biết tức… Nhiều lúc sắc thái đó còn được tăng lên thành những lòi khẳng định một chân lí duy nhất, không thê khác: “Nếu các ngươi… thì mới phải; nhược bằng khinh bỏ… tức là kẻ nghịch thù Đối với Trần Quốc Tuấn, đó cũng là tư tưởng chung của hệ ý thức phong kiến “ái quốc”, thông nhất với “trung quân”. Thiết nghĩ, trung thành với một triều đại thân dân, có vị tướng kiệt xuất, hết lòng vì giang sơn xã tắc thì cũng là thuận ý trời, hợp lòng dân. Như vậy, lòi lẽ và thái độ của Trần Quốc Tuấn cũng là hết sức hợp lí.

Nhưng có nhiều khi muốn bày tỏ sự ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ: “Các ngươi ở cùng ta… ”, “lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị đau xót biết chừng nào… ”, “chang những… mà

Đặc biệt là đoạn văn miêu tả tâm trạng xót xa, uất hận đến tột cùng của vị thống lĩnh đã tạo cho bài hịch có sắc thái chân tình, gần gũi, thắm thiết.

Dù khuyên răn, bày tỏ thiệt hơn hay là lời phê bình cảnh cáo nghiêm khắc thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân thù.

Xem thêm Hành động nói – Ngữ văn lớp 8 tập 2 tại

đây.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 61)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào sự phân tích ở những câu trên, chọn lọc các ý nói đến nghệ thuật của bài hịch. Có thể căn cứ vào những gợi ý trong SGK về tác phẩm.

b. Gợi ý trả lời

“Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

c. Mở rộng kiến thức

… Để diễn đạt nội dung vừa có tính thuyết phục, vừa có tính cách phê phán, tác giả đã lập luận rất chặt chẽ như chúng ta đã thấy ở phần kết cấu và bố cục – lời lẽ có tình, có lí, khi thì thiết tha, khi thì đanh thép, chuyển từ đầu đến cuối một cách lô-gíc.

Để phân rõ lẽ phải trái, đường chính tà, tác giả đi từ xa đến gần, từ vấn đề chung đến vấn đề cụ thể trước mắt. Mở đầu, tác giả.dẫn chứng trong sử sách đời xưa để nói khả năng của tướng sĩ đời nay, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Tác giả chuyển xuống phân tích nỗi giặc tàn ác nhừ thế nào, nỗi mình thâm giao như thế nào, tiếp đó tác giả vạch ra hai viễn cảnh trái ngược, rồi kết thúc bằng lời kêu gọi đanh thép; hoặc theo ta, hoặc theo giặc, hoặc là bạn, hoặc là thù, hoặc là danh thơm muôn thuở, hoặc là tẽn xấu nghìn thu. Phương pháp tương phản, đi đôi với lời văn biền ngẫu trong bài này thật là “đắc dụng”.

Ở đây chẳng những ý từng đoạn đối nhau, mà ý từng câu đối nhau, từng chữ đôi nhau. Chúng ta đọc đến đâu là lẽ phải, trái nổi bật đến đấy: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức. Nghe nhạc thái thường đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm… ”

Rõ ràng chữ đạp nhau, đối nhau chan chát, ai là người không nhận rõ lẽ chính tà?

Tác giả lại biết phối hợp phương pháp điệp ngữ, điệp ý để làm tăng thêm tính thiết tha, tính bi tráng của câu văn. Để đập vào tư tưởng an hưởng thái bình trong tướng sĩ lúc đó, tác giả viết: “hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc… hoặc… Tác giả nêu lên hình tượng cựa gà trống bên áo giáp, mẹo cò bạc bên quân mưu. Sự vật có vẻ hài hước, nhưng ý nghĩa thật nghiêm trang. Bằng phương pháp tương phản kết hợp với phương pháp so sánh, tác giả nêu ra 2 viễn cảnh:

Thái ấp của ta   + bổng lộc các ngươi
Gia quyến của ta   + vợ con các ngươi
Xã tắc tổ tông của ta   + mồ mả cha mẹ các ngươi
Viễn cảnh u ám     Viễn cảnh huy hoàng

 

– Không còn + cũng mất –  mãi mãi vững bền
+ đời đời hưởng thụ
– Bị tan + cũng khốn – êm ấm gối chăn
+ bách niên giai lão
– Bị giày xéo + bị quật lên – muôn đời tế lễ
+ thờ cúng quanh năm

 

Để làm tăng thêm tính quan trọng của vấn đề, tác giả nhắc lại ý nghĩa đối với quần chúng nhân dân lúc bấy giờ và sự thanh nghị của người đời sau trong sử sách. Sau đó, tác giả đặt một mệnh đề nghi vấn nhưng lại rất khẳng định:

Trong cảnh u ám: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui chơi phỏng có được không? ”

Trong cảnh huy hoàng: ‘‘Lúc bấy giờ, dẫu các người không muốn vui chơi phỏng có được không? ”

Đây là một đoạn văn hùng biện tài tình, khích lệ cao độ lòng căm thù, chí phấn đấu. Nhà văn Đặng Thai Mai có nhận xét về đoạn văn này: “Văn thể đoạn này lời lẽ một bài thuyết pháp. Đập từng chữ, dằn từng câu, Hưng Đạo Vương đánh mạnh vào tình cảm của bộ hạ, để cho họ biết chán, biết ghét, biết khinh bỉ cái đời hưởng thụ và vô ích của bọn tín đồ chủ nghĩa khoái lạc.

Đặc điểm bài văn này còn ở chỗ tác giả biết cấu tạo hình tượng sinh động, sử dụng lời văn thích đáng. Để nêu những gương hi sinh trong sử sách, tác giả đã nêu những hình tượng “đem mình chết thay”, “chia lưng chịu giáo”, “nuốt than” “chặt tay” v.v… Đối với giặc, tác giả dùng những hình tượng “uốn lưỡi cú diều”, “đem thân dê chó”. Chỉ mấy chữ đó cũng nói lên được bản chất của giặc là xảo quyệt và hèn hạ. Như vậy, lòng căm thù mới đến độ: bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở cảo Nhai. Hình tượng “bêu đầu ”, “làm rữa thịt ” nói lên được cái uất hận trào lên của mọi người, của tướng sĩ và chính bản thân Trần Quốc Tuấn… Những hình tượng “quên ăn”, “vỗ gối”, “ruột đau”, “nước mắt đầm đìa” chứa đựng một nội dung, một tấm lòng: không đội tròi chung cùng quân thù. “Xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu ” quân thù, tám chữ nhưng chỉ một tấm lòng yêu nước, căm thù giặc cao độ. Cả đoạn sau nói về điều phải trái đều được tác giả diễn đạt qua hình tượng; tác giả không dùng lí luận trừu tượng chung chung. Chính những hình tượng về thái ấp, về bổng lộc, về gia quyến vợ con, về xã tắc, về phần mộ đã có tác dụng khắc sâu lòng yêu nước, chí căm thù vào tim gan tướng sĩ, có tác dụng đánh bại tư tưởng an hưởng thái bình trong đầu óc tướng sĩ.

Để làm nổi bật các hình tượng, tác giả chú ý sử dụng lời văn. Ngoài cách chọn chữ, chọn lời của tác giả rất thích đáng, còn có cách sử dụng tiếng đưa đẩy (hư từ) rất tài tình. Thí dụ: “… chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bông lộc các người cũng mất… Những chữ “chang những ”, “mà ” được lặp lại nhiều lần, làm tăng vẻ thiết tha, bi tráng, hùng biện của bài văn, có khi chỉ là một ý (như ở đoạn trên đả phá tư tưởng hưởng lạc…). Nhưng tác giả hết sức chú ý diễn xuôi đảo ngược, nói đi nói lại, lòi lẽ tình ý, thấm từng giọt vào đường gân thớ thịt, vào kẽ tóc chân tơ… Trần Quốc Tuấn không chỉ đi vào trí tuệ, nhận định thời cuộc, phân tích tình hình giặc và ta, mà ông đã chú ý đi vào tình cảm. Đọc kĩ bài hịch, chúng ta thấy đồ là một bài văn có tình chứ không phải bài văn đầy lí luận… Có phê phán tướng sĩ, có nhận định tình hình nhưng Trần Quốc Tuấn đã có một ưu điểm nổi bật: Bộc lộ lòng mình, lòng yêu non sông đất nước thắm thiết và từ đó lời nói tâm can của ông mới thấm lòng người, lòng tướng sĩ; khích lệ được lòng yêu nước của mọi người, của tướng sĩ. Giá trị thuyết phục của bài hịch chính là ở chỗ đã kết hợp được ở mức độ cao hai yếu tô” tình cảm và lí tính.

(GS. Bùi Văn Nguyên

Trích “Giảng văn ”, tập 1 – ĐHSP Hà Nội)

7. Câu hỏi 7 (SGK, trang 61)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Tìm ý chính, nội dung chính của bài hịch và dựa vào từng đoạn để tìm ra kết cấu của bài hịch.

Kết cấu câu văn trùng điệp, tăng tiến, cảm xúc dào dạt, chữ dùng đanh thép, các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh và thậm xưng được vận dụng một cách hiệu quả, gây chấn động mạnh. Câu văn xuôi cổ, biền ngẫu có nhiều vế cân xứng, hô ứng góp phần diễn tả lòng yêu nước và căm thù giặc của tướng sĩ đòi Trần. Từ ngữ giàu sức biểu cảm cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức thuyết phục của bài hịch.

Dựa vào nội dung của từng đoạn, có thể lập sơ đồ và kết cấu của bài hịch như sau:

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận