Giao Chỉ và nhà Tây Hán – Các triều đại Việt Nam

Đang tải...

NHÀ NƯỚC SAU CÔNG NGUYÊN BẮC THUỘC LẨN THỨ NHẤT

GIAO CHỈ VÀ NHÀ TÂY HÁN

(Năm 111 trước Công nguyên Năm 39 sau Công nguyên)

Sau khi xâm lược Nam Việt, nhà Hán đổi thành Giao Chỉ bộ và chia ra làm 9 quận:

Nam Hải (Quảng Đông)

Thường Ngô (Quảng Tây)

Uất Lâm (Quảng Tây)

Hợp PhỐ (Quảng Đông)

Giao Chỉ (Bắc Bộ)

Cửu Chân (Thanh Hoá)

Nhật Nam (Nghệ Tĩnh)

Châu Nhai (Đao Hải Nam)

 Đạm Nhĩ (Đảo Hải Nam)

Nhà Hán đặt mỗi quận một viên thái thú trông coi mọi việc trong quận và viêN thứ sử giám sát các quận.

Ở Giao Chỉ các lạc tướng, lạc hầu vẫn được giữ nguyên và được cha truyền coN nối như trước.

Đã có nhiều viên thái thú đến cai trị các quận thuộc Âu Lạc, nhưng sách xưa nói nhiều đến Tích Quang, thái thú quận Giao Chỉ và Nhâm Diên, thái thú quận cửu Chân, xem những viên quan này có công trong việc khai hoá, dạy dân làm điều nhân nghĩa. Đến năm Giáp Ngọ (34) vua Quang Vũ nhà Hán sai Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ. Dưới ách đô hộ của thái thú Tô Định, gánh nặng thuế khoá và cống nạp đè lên vai người dân Giao Chỉ. Ở miền rừng núi người dân phải đi tìm chim thú lạ để cống nạp. Ở biển nhiều người mất xác vì phải mò tìm đồi mồi, ngọc châu. Trông vào ruộng nương thì bọn người Trung Nguyên kéo sang, ỷ vào thế lực của quận trị, đô uý trị cướp đoạt mất tất cả những nơi màu mỡ nhất. Khắp Giao Chỉ quằn quại trong cảnh hãm hại, hà hiếp, giết chóc dân lành.

File PDF

Xem thêm

ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP HAI BÀ TRƯNG KHỞI NGHIỆP (40-43)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận