Giải Bài Tập Vật Lý 7 SGK – Chương 3 – Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Đang tải...

Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Giải Bài Tập SGK

C1 (Trang 60, Sách giáo khoa vật lý 7)

Dụng cụ đốt nóng bằng điện: bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, bàn là, lò nướng, lò sưởi điện, máy sấy tóc, mỏ hàn điện, ấm điện, chăn điện, máy ép plastic, máy sấy quần áo, máy đục gỗ, máy hàn ống nhựa,…

C2 (Trang 60, Sách giáo khoa vật lý 7)

a) Bóng đèn nóng lên. Có thể xác nhận qua cảm giác bằng tay hoặc dùng nhiệt kế.

b) Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng.

c) Dây tóc của bóng đèn thường làm bằng vonfram để không bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy cùa vonfram là 3370°c lớn hơn 2500°c.

C3 (Trang 60, Sách giáo khoa vật lý 7)

a) Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống.

b) Dòng điện làm dây sất AB nóng lên nên các mảnh giấy bị cháỵ đứt.

Kết luận:

Khi có dòng.điện chạy qua, các vật dẫn điện bị nóng Lên.

Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.

C4 (Trang 61, Sách giáo khoa vật lý 7)

Hướng dẫn:

Nhiệt độ nóng chảy của chì là 327°c, của đồng là 1080°c.

Giải:

Khi nhiệt độ của dây chì nóng lên trên 327°c thì dây chì bị nóng chảy và bị đứt (nhiệt độ nóng chảy của chì là 327°C), còn dây đồng không nóng lên nhiều (nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1080°C). Mạch điện bị hở (ngắt mạch điện), không có dòng điện chạy trong mạch, tránh hư hại và tổn thất có thể xảy ra.

C5 (Trang 61, Sách giáo khoa vật lý 7)

Hai đầu dây trong bóng đèn của bút thử điện tách rời nhau.

C6 (Trang 61, Sách giáo khoa vật lý 7)

Hướng dẫn :

Khí nêôn cho dòng điện chạy qua nó.

Giải:

Đèn của bút thử điện sáng do chất khí ở giữa hai đầu dây bên trong đèn phát sáng.

Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.

C7 (Trang 62, Sách giáo khoa vật lý 7)

Đèn điôt phát quang sáng khi bản kim loại nhỏ hơn bên trong đèn được nôi với cực dương của pin và bản kim loại to hơn được nối với cực âm.

Kết luận: Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.

C8 (Trang 62, Sách giáo khoa vật lý 7)

Chọn E. Không có trường hợp nào.

C9 (Trang 62, Sách giáo khoa vật lý 7)

– Cách 1: Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K. Nếu đèn LED sáng thì cực A là cực dương của nguồn điện và dòng điện có chiều như hình vẽ:

lý 7

Nếu đèn không sáng thì cực A là cực âm của nguồn điện và cực B là cực dương của nguồn điện.

– Cách 2: Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực B của nguồn điện và đóng công tắc K. Nếu đèn LED sáng thì cực B là cực dương của nguồn điện, và dòng điện trong mạch có chiều như hình vẽ:

Nếu đèn không sáng thì cực B là cực âm của nguồn điện và cực A là cực dương của nguồn điện.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận