Giải Bài Tập Vật Lý 7 SGK – Chương 2 – Bài 11. Độ cao của âm

Đang tải...

Bài 11 Độ cao của âm

Giải Bài Tập SGK

C1 (Trang 31, Sách giáo khoa vật lý 7)

lý 7

C2 (Trang 31, Sách giáo khoa vật lý 7)

Con lắc b (có chiều dài dây ngắn hơn) có tần số dao động lớn hơn.

Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).

C3 (Trang 32, Sách giáo khoa vật lý 7)

Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp.

Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh, âm phát ra cao.

C4 (Trang 32, Sách giáo khoa vật lý 7)

Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm âm phát ra thấp.

Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh âm phát ra cao.

Kết luận: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng Iớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp).

C5 (Trang 33, Sách giáo khoa vật lý 7)

Hướng dẫn :

Vật phát ra âm có tần số càng lớn thì dao động càng nhanh.

Vật phát ra âm có tần số càng nhỏ thì dao động càng chậm.

Giải:

Vật phát ra âm có tần số 70Hz dao động nhanh hơn.

Vật phát ra âm có tần số 50Hz dao động chậm hơn.

C6 (Trang 33, Sách giáo khoa vật lý 7)

Khi vặn cho dây đàn căng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp (âm trầm), tẩn số dao động nhỏ.

Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (âm bống), tần số dao động lớn.

C7 (Trang 33, Sách giáo khoa vật lý 7)

Hướng dẫn:

Khi chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa, miếng bìa dao động nhanh hơn.

Giải:

Âm phát ra cao hơn khi chạm góc miệng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa.

Vì số lỗ trên hàng ở gần vành đĩa nhiều hơn số lỗ trên hàng ở gần tâm đĩa. Do đó, miếng bìa dao động nhanh hơn khi chạm vào hàng lỗ gần vành đĩa và phát ra âm cao hơn so với khi chạm vào hàng lỗ gần tâm đĩa.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận