Giải Bài Tập Toán 6 Bài 30 Làm Tròn Và Ước Lượng

Đang tải...

Trọn bộ Hướng dẫn giải bài tập Toán 6 Bài 30 Làm tròn và ước lượng bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Toán 6 sách mới đầy đủ, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Toán lớp 6. Các bạn có thể tải bản PDF ở cuối trang. Chúc bạn học tốt Toán với bộ tài liệu giải bài tập Toán 6 Bài 30 Làm tròn và ước lượng này!

Giải Bài Tập Toán 6 Bài 30

BÀI 30: LÀM TRÒN VÀ ƯỚC LƯỢNG

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. LÀM TRÒN SỐ

Để làm tròn một số thập phân dương tới một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn) ta làm như sau:

– Đối với chữa số hàng làm tròn:

·         Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;

·         Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 5.

– Đối với chữ số sau hàng làm tròn:

·         Bỏ đi nếu ở phần thập phân;

·         Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.

2. ƯỚC LƯỢNG

Ước lượng là tìm 1 số gần sát với kết quả chính xác.

Có thể ước lượng kết quả bằng một trong các cách sau:

·         Cắt bỏ bớt 1 hay nhiều chữ số thập phân ở kết quả;

·         Làm tròn kết quả ở một hàng thích hợp;

·         Làm tròn các số hạng, thừa số, số bị chia, số chia có trong dãy phép tính cần thực hiện.

B. BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 7.12.        Làm tròn số 387,0094 tới hàng:

  1. phần mười;
  2. trăm.

Lời giải

  1. Hàng phần mười là chữ số 0, chữ số ngay bên phải nó là 0 nên ta được kết quả là 387,0.
  2. Hàng trăm là chữ số 3, chữ số ngay bên phải nó là 8 nên ta được kết quả là 400.

Câu 7.13. Trong 4 số sau có một số là kết quả phép tính 256,3 + 892,37 + 45. Bằng cách ước lượng em hay cho biết số đó là số nào?

(A) 1190,65                (B) 2356,67               (C) 1193,67               (D) 128,67.

Lời giải

Phần thập phân dễ tính được là 67 nên loại (A).

Phần nguyên ta ước lượng 256 + 892 + 45 ≈ 300 + 900 = 1200 Nên loại (B), (D).

Vậy đáp số là (C): 1193,67.

Câu 7.14. Chia đều một thanh gỗ dài 6,32 m thành bốn đoạn bằng nhau. Tính độ dài mỗi đoạn gỗ (Làm tròn kết quả tới hàng phần chục).

Lời giải

Độ dài mỗi đoạn gỗ là : 6,32 : 4 = 1,58 (m)

Làm tròn 1,58 tới hàng phần chục ta được kết quả là: 1,6 (cm).

Câu 7.15.  Để đo khoảng cách giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, người ta sử dụng đơn vị thiên văn là AU (1 AU xấp xỉ bằng khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, được tính chính xác là 149 597 870 700 m). Để dễ viết, dễ nhớ, người ta nói 1 AU bằng khoảng 150 triệu kilomet. Nói như vậy nghĩa là ta đã làm tròn số liệu trên tới hàng nào?

Lời giải

                 Để đo khoảng cách giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, người ta sử dụng đơn vị thiên văn là AU (1 AU xấp xỉ bằng khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, được tính chinh xác là 149 597 870 700 m). Để dễ viết, dễ nhớ, người ta nói 1 AU bằng khoảng 150 triệu kilomet. Nói như vậy nghĩa là ta đã làm tròn số liệu trên tới hàng nghìn tỷ.

Câu 7.16. Mẹ cho An 150 000 đồng để mua đồ dùng học tập. An dự tính mua 15 quyển vở, 5 chiếc bút bi và 10 chiếc bút chì. Giá của một quyển vở, một chiếc bút bi, một chiếc bút chì lần lượt là 5400 đồng, 2800 đồng, 3000 đồng. Em hãy ước lượng xem An có đủ tiền để mua đồ dùng học tập theo dự định không?

Lời giải

Ta ước tính một quyển vở, một chiếc bút bi, một chiếc bút chì lần lượt là 5000 đồng , 3000 đồng, 3000 đồng 

Vậy tổng số tiền mua đồ dùng học tập hết khoảng: 5000.15 + 3000.5 + 3000.10 = 120000 (đồng)

nên An có đủ tiền để mua đồ dùng học tập theo dự định .

>> Tải bản PDF đầy đủ và miễn phí tại đây.

>> Xem thêm: Giải Bài Tập Toán 6 Bài 29 Tính Toán Với Số Thập Phân

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận