Em là người lịch sự – Hoạt động giáo dục tuần 6 lớp 1

Đang tải...

Hoạt động giáo dục theo chủ đề tuần 6 lớp 1: Em là người lịch sự sẽ giúp các bạn học sinh lớp 1 có khả năng thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TUẦN 6

EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

– Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

– Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân thể hiện cách ứng xử phù hợp, lịch sự khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

II. CHUẨN BỊ:

– Tranh, ảnh về những hành động, việc làm thể hiện sự lịch sự.

– Đồ dùng, trang phục để HS đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

 

– Ổn định:

– Hát

– Giới thiệu bài

 

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thế nào là người lịch sự.

– Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:  

– Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

– Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân thể hiện cách ứng xử phù hợp, lịch sự khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

Hoạt động 1. Trò chơi “Làm người lịch sự”

– Mục tiêu: Khởi động, tạo tâm thế vào  hoạt động, HS bước đầu nêu được vai trò của việc thể hiện lịch sự trong lời nói.

* Cách tiến hành :

– GV phổ biến luật chơi: Cô sẽ nói các lời yêu cầu, đề nghị HS làm theo, nếu trong lời nói có từ “Mời” ở trước thì các em làm theo, nếu trong lời nói không có từ “Mời” ở trước thì các em không làm theo.

– GV cho HS chơi trò chơi một vài lần.

– HS trả lời câu hỏi: Em học được gì thông qua trò chơi này?

 

– HS đứng thành các hàng dọc giữa lối đi và lắng nghe phổ biến luật chơi:

 

– HS tham gia trò chơi

– HS trả lời theo quan điểm của bản thân.

* GV kết luận:

– Trong cuộc sống hàng ngày, lời nói rất quan trọng. Khi chúng ta nói lời hay, lịch sự thì người khác sẽ luôn muốn nghe và làm theo.

 

– Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và liên hệ với những lời nói, “để thể hiện phép lịch sự”.

* Mục tiêu:

– HS quan sát tranh để bày tỏ thái độ và tự liên hệ về cách ứng xử lịch sự của bản thân với bạn bè và mọi người xung quanh.

Bước 1.  Tổ chức cho HS quan sát tranh:

– GV chia nhóm và cho HS làm việc nhóm.

– GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nhận xét, đánh giá về lời nói, hành động của mọi người trong tranh.

 

– Làm việc theo nhóm

– HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm.

– Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp.

– HS nhận xét nhóm bạn

Bước 2.  Làm việc cặp đôi:

– GV cho HS trả lời theo các câu hỏi:

+ Khi người khác ứng xử lịch sự với bạn, bạn cảm thấy như thế nào?

+ Bạn đã làm gì để thể hiện lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh?

– GV cho các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm

– GV nhận xét và rút ra kết luận.

 

– Từng cặp HS hỏi và trả lời theo các câu hỏi. Sau đó đổi vai.

+ Cảm thấy được tôn trọng, thoải mái.

+ HS chia sẻ những việc cần làm thể hiện sự lịch sự.

– 2 đến 3 nhóm HS lên hỏi – đáp các câu hỏi trên trước cả lớp.

– HS nhận xét nhóm bạn.

* Kết luận: Khi gặp người quen, các em nên chào hỏi lễ phép; khi muốn đề nghị hoặc yêu cầu người khác giúp đỡ, chúng ta nên nói năng nhẹ nhàng, thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện và lịch sự với người khác.

– Lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 3: Đóng vai

* Mục tiêu: HS tham gia vào một số tình huống giả định để rèn kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

* Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 người. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1 tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lý tình huống đó.

 

– HS chia theo nhóm bàn. Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm tình huống của nhóm.

+ Tình huống 1: Giờ ra chơi, một số bạn đang chơi nhảy dây ở sân trường, các em đang xếp hàng chờ đến lượt chơi thì Nga chạy từ đầu lại chen ngang và bảo “Để tớ chơi trước”. Nếu em đang chơi mà gặp tình huống này, em sẽ làm thế nào?

– Em sẽ khuyên bạn không nên chen ngang. Nếu muốn chơi hãy tham gia và chờ đến lượt của mình.

+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, do mải chạy nên Nam va phải một bạn gái, làm bạn này bị ngã. Nếu em là Nam, em sẽ nói gì với bạn gái?

– Nếu em là Nam, em sẽ đỡ bạn dậy và xin lỗi bạn vì sự sơ ý vừa rồi.

+ Tình huống 3: Hải được bố mẹ cho đi chơi ở công viên, khi các bạn đang xếp hàng đợi đến lượt tham gia trò chơi đu quay, Hải quá háo hức nên chen ngang các bạn, chạy đứng lên đầu. Nếu em là bạn của Hải, em sẽ khuyên Hải như thế nào?

– Nếu em là bạn của Hải, em sẽ khuyên bạn không nên chen lấn xô đẩy mà cần xếp hàng chờ đến lượt mình.

+ Tình huống 4: Trên đường vào lớp, bạn Huy làm rơi mũ. Hoa đi sau nhìn thấy đã nhặt mũ và đưa trả cho Huy. Nếu là Huy, em sẽ nói gì với Hoa?

– Nếu là Huy, em sẽ nói lời cảm ơn vì sự giúp đỡ của bạn.

– Cho HS thảo luận tình huống và đóng vai theo nhóm.

– GV gọi các nhóm đóng vai trước lớp.

– GV cùng HS nhận xét các nhóm.

– HS thảo luận, xử lí tình huống, phân vai, tìm lời thoại để đóng vai.

– Lần lượt từng nhóm lên đóng vai xử lí các tình huống.

– HS nhận xét nhóm bạn.

* Kết luận: Các em cần lưu ý cách ứng xử lịch sự với mọi người xung quanh: không nên chen lấn, xô đẩy, nói năng lịch sự, lễ phép; giữ vệ sinh đường phố; khi có thể hãy giúp đỡ người khác; xin lỗi và nhận lỗi khi mình sai. Khi làm được những việc này, em sẽ được người khác quý mến, khen ngợi.

 

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

– GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

– Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về Em là người lịch sự.

– Lắng nghe

>> Xem thêm: Sinh hoạt dưới cờ tuần 6: Nói lời hay ý đẹp – Giáo án lớp 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận