Đổi mới công tác lý luận về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Công tác lý luận về tôn giáo

GS. TS. NGUYỄN HỮU VUI

Nước Việt Nam mới – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) – thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuy chỉ diễn ra trực tiếp vào nửa sau của thế kỷ XX, song nó lại gắn bó hữu cơ với tất cả những sự kiện cách mạng lớn nhất của thế giới thế kỷ XX này. Nó vừa là một phần kết quả của những sự kiện trước (ra đời trong ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại và sau thắng lợi vẻ vang của Liên Xô chống phát xít năm 1945), vừa là một phần nguyên nhân, động lực thúc đẩy các sự kiện tiếp theo (Việt Nam đã góp phần tạo ra dòng thác thứ hai của thế giới những năm 50 của thế kỷ XX – phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa của đế quốc, cũng như tăng cường sức mạnh cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin – hệ tư tưởng cách mạng của giai cấp công nhân thế giới).

Nửa sau của thế kỷ XX, cũng là thời kỳ chứng kiến không ít những thăng trầm của cách mạng thế giới. Trong đó tổn thất lớn nhất là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, làm cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, lâm vào thoái trào tạm thòi và đặt hệ tư tưởng của phong trào đó – chủ nghĩa Mác – Lênin vào

những tình huống hết sức khó khăn và có thể nói, sự nghiệp đổi mới đúng đắn, sáng tạo mà nhân dân ta đang thực hiện thắng lợi được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 đến nay, là kết quả của những đòi hỏi khách quan của thòi đại và cũng là điều kiện có ý nghĩa quyết định đưa Việt Nam vượt qua những cam go, thử thách của cách mạng thế giới hiện nay.

Đường lối đổi mới toàn diện của Đảng ta phản ánh sự phát triển đa dạng, nhiều mặt và phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, nhưng cũng là vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhìn lại dù chỉ một phần nhỏ trong toàn bộ đường lối đổi mới của Đảng ta, là một việc làm rất có ý nghĩa, góp phần thực hiện mục tiêu nêu trên của Đảng và nhân dân ta. Từ góc độ những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu lý luận (cụ thể là lý luận về tôn giáo) ở một trường đại học xã hội và nhân văn lớn của đất nước, chúng tôi muốn xin được nêu vài suy nghĩ về đổi mới công tác lý luận tôn giáo hiện nay ở nước ta.

Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta không phải chỉ được khởi xướng do yêu cầu của xu thế phát triển của thế giới ngày nay, cũng như không chỉ để khắc phục những thiếu sót phạm phải trong sự phát triển đất nước một hai thập kỷ trước đó, mà nó là kết quả tất yếu của con đương đi lên của đất nước từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (nếu không nói là từ khi có Đảng) đến nay. Tất nhiên thời kỳ đổi mới đánh dấu về mặt thời gian khởi xướng vào năm 1986 là thòi điểm có ý nghĩa như một bước nhảy về chất. Nói như vậy để khi đề cập vấn đề đổi mới công tác lý luận (trong đó có công tác lý luận về tôn giáo) thì tốt nhất chúng ta cần đặt nó trong cả lịch sử xây dựng và trưởng thành của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo.

Thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng là kết quả của chính sách đại đoàn kết dân tộc (bao gồm chính sách đoàn kết tôn giáo). Chính sách đó cũng như mọi chính sách, đường lối chung của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự vận dụng sáng tạo, tài tình lý luận khoa học Mác – Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Công tác lý luận thực chất là quá trình tổ chức xây dựng hệ thống lý luận thông qua đường lối, chính sách, làm cho nó được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống của nhân dân. Đồng thòi, đi liền với quá trình đó, tất yếu phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực (có thê lúc đầu chưa cao) và phẩm chất cách mạng vững vàng.

Với quan niệm trên, công tác lý luận về tôn giáo nói riêng và công tác lý luận nói chung đã được Đảng ta tiến hành ngay từ những ngày đầu tồn tại của nước Việt Nam mới. Đó chính là công tác xây dựng các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Chính sách không ngừng được phát triển, bổ sung trong suốt quá trình đi lên của cách mạng Việt Nam trên cơ sở các quan điểm lý luận của Đảng ta và cũng là của chủ nghĩa Mác – Lênin được phát triển sáng tạo ở Việt Nam thế hiện trong các văn kiện của mỗi kỳ Đại hội Đảng. Đồng thời, cũng đặc biệt phải kể đến nhiều bài nói và bài viết của Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng trong các thời kỳ lịch sử khác nhau khi đề cập những vấn đề chính trị – xã hội, nhất là khi nói đến một tư tương như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam, làm nên mọi thắng lợi vẻ vang của dân tộc – Tư tưởng đại đoàn kết – đã có những quan điểm khoa học sâu sắc về vấn đề tôn giáo.

Cũng ngay từ khi có chính quyền mới, dưới nhiều hình thức, Đảng ta đã chăm lo giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt khi cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp thành công, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, các trường đại học ra đòi thì việc giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được 

đưa ngay vào chương trình giáo dục của nhà trường với đội ngũ thầy giáo lúc đó chủ yếu là các cán bộ chính trị của Đảng và Quân đội. Qua giáo dục lý luận Mác – Lênin, nhất là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, người học ít nhiều đã được trang bị các quan điểm duy vật vô thần – đó cũng chính là một phần lý luận khoa học về tôn giáo, Vào những năm 1970, môn “Chủ nghĩa vô thần khoa học” (sau này đổi thành môn “Lý luận về tôn giáo”) đã chính thức đưa vào giảng dạy tại Khoa Triết học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn).

Trước những năm 1970, ở Viện Triết học (lúc đó thuộc úy ban Khoa học xã hội Việt Nam) cũng đã hình thành nhóm nghiên cứu chủ nghĩa vô thần khoa học, đã công bố được một số bài nghiên cứu về tôn giáo (chủ yếu là lịch sử công giáo). Rồi tới giữa những năm 1980, cuốn sách đầu tiên về chủ nghĩa vô thần khoa học (do một cán bộ của Bộ môn Mác – Lênin, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) được Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mác – Lênin (sau đổi tên là Nhà xuất bản Tư tưởng – Văn hóa) ấn hành, đã góp phần giúp bạn đọc Việt Nam – những ngưòi quan tâm đến vấn đề lý luận tôn giáo hiểu thêm được một sô” quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo.

Như vậy, với những nội dung và hình thức phong phú gắn với thực tiễn phát triển đất nước, công tác lý luận về tôn giáo thực tế đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm tổ chức thực hiện ngay từ những ngày đầu tồn tại nước Việt Nam mới – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phát triển cho đên ngày nay.

Tuy nhiên, những năm gần đây, trước những biến động sâu sắc về nhiều mặt của thế giới cũng như trong những điều kiện mới của kinh tế – xã hội nước ta, sự tồn tại và phát triển của tôn giáo có những động thái mới rất đáng quan tâm 

và cũng rất cần có một cái nhìn mới từ góc độ của công tác lý luận về tôn giáo. Như sự bùng nổ ở một số nước trên thế giới những cuộc chiến tranh sắc tộc – tôn giáo; chiều hướng gia tăng các tôn giáo gần như song hành với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (riêng ở Việt Nam, Công giáo và đạo Tin lành phát triển có tính đột biến ở vùng các dân tộc thiểu số); xu hướng thế tục mang tính phổ biến, sự xuất hiện những tôn giáo mới (lạ); phong trào liên tôn thay vì sự kỳ thị giữa các tôn giáo phát triển; đặc biệt, mê tín dị đoan tăng nhanh, hiện tượng nhiều người (từ trình độ học vấn thấp đến trình độ học vấn cao, từ những dân chúng bình thường đến những nhà quản lý xã hội các cấp…) tin vào những điều lạ, phép màu, tử vi, tướng số… là rất phổ biến. Hiện tượng đó không chỉ thấy ở các nước kém phát triển, mà còn ở các quốc gia phát triển cao. Ví dụ, ở Mỹ gần đây nhiều tổ chức (hội) mê tín dị đoan mọc lên thu hút nhiều chục triệu người, như “Hội tập trung công nghiệp tiên thiên” – có 61 triệu người, “Hội chiêm tinh học” – 32 triệu người, “Hội yoga thần bí” – 3 triệu người, chưa kể hàng trăm triệu người tin số tử vi. ở Việt Nam, hiện tượng xem tướng số, bói toán, lên đồng, hầu bóng, v.v. đang trở lại hoạt động khá náo nhiệt, nhất là ở trung tâm tín ngưỡng, ở những nơi đô hội.

Nhìn nhận như thế nào về những hiện tượng tôn giáo trên đây đang là một đòi hỏi của sự đổi mới công tác lý luận về tôn giáo ở nước ta hiện nay.

Cùng với sự nghiệp đổi mới, trong đó có đổi mới về tư duy lý luận được Đảng ta khởi xướng vào năm 1986, có sự đổi mối công tác lý luận về tôn giáo.

Trước hết, từ quan điểm của triết học duy vật về lịch sử, Đảng ta coi công tác lý luận về tôn giáo như một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng của xã hội mối – xã hội xã hội chủ nghĩa bao gồm các quan điểm khoa học về tôn giáo và những thiết chế (tổ chức) tương ứng, nên Đảng và Nhà nước trước hết đã đổi mới hoạt động của một tổ 

chức có vai trò quan trọng trong việc giúp Đảng và Nhà nước chế định các chính sách tôn giáo khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, làm sao cho các chính sách đó thể hiện được tư tưởng khoa học của lý luận Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo trong tình hình tôn giáo ở Việt Nam – đó là Ban Tôn giáo Chính phủ. Tiếp đó là các cơ quan nghiên cứu và đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận về tôn giáo lần lượt được thành lập: Viện nghiên cứu tôn giáo thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; Trung tâm nghiên cứu khoa học tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nay là Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Với sự ra đời của hai cơ quan đó, công tác lý luận về tôn giáo được công bố trên cơ sở kết quả của những đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp bộ. Đồng thời, một lớp đào tạo thạc sĩ về khoa học tôn giáo đầu tiên được mở tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và dự định tốt nghiệp vào cuối năm 2000. Cũng không thể không kể đến một kết quả quan trọng nữa thuộc lĩnh vực khoa học về tôn giáo là mấy năm gần đây, nhiều nghiên cứu sinh và học viên cao học đã bảo vệ thành công luận án và luận văn tiến sĩ, thạc sĩ về lý luận tôn giáo trong ngành triết học. Những kết quả nói trên về nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực lý luận tôn giáo có sự đóng góp tích cực của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Ví dụ, cán bộ Khoa Triết học của Trường đã trực tiếp hướng dẫn thành công hàng chục luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ về lý luận tôn giáo, tham gia đào tạo lớp thạc sĩ tôn giáo đầu tiên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng tác giả một sô” công trình khoa học về tôn giáo, v.v.

Đồng thời, cùng với đà đổi mới chung công tác lý luận về tôn giáo, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn mới đây đã thành lập tại Khoa Triết học Bộ môn khoa học về tôn giáo với nhiệm vụ trước mắt sẽ đào tạo tại trường cử 

nhân triết học chuyên ngành khoa học tôn giáo, khi đủ điều kiện sẽ đào tạo cử nhân ngành khoa học tôn giáo.

Trong đổi mới công tác lý luận về tôn giáo thòi gian qua ở nước ta, Đảng ta đã đưa ra những quan điểm lý luận rất cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc giải quyết vấn đề tôn giáo trên lập trường khoa học Mác – Lênin phù hợp vối điều kiện xã hội Việt Nam. Những kết quả trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo nói trên chính là phản ánh các quan điểm lý luận cơ bản của Đảng ta về tôn giáo. Dưới đây, chúng tôi muốn nêu lên những suy nghĩ bước đầu của mình về một số” quan điểm lý luận của Đảng ta trên lĩnh vực này. Trước hết, chúng tôi muôn nói đến quan điểm nêu trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và cũng là trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân”.

Xét từ góc độ vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, nhất là giai đoạn chúng ta đang xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì quan điểm trên đây của Đảng ta là một quan điểm đổi mối, sáng tạo và rất căn bản trong lĩnh vực lý luận về tôn giáo. Quan điểm này cho chúng ta một cách nhìn, một thái độ ứng xử mới, khoa học, thực tiễn đối với vấn đề tôn giáo hiện nay (chúng tôi muốn đặc biệt lưu ý trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội).

Thực ra, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin từ lâu đã nói đến nhu cầu tôn giáo của nhân dân (hay nói chính xác, tôn giáo như một nhu cầu tinh thần của nhân dân), nhưng chủ yếu là nói trong điều kiện của xã hội có áp bức giai cấp, khi mà tôn giáo luôn luôn là vũ khí tinh thần nằm trong tay giai cấp thông trị bóc lột để thực hiện sự áp bức giai cấp đó. NhưCc. Mác đã từng nói: tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức; là trái tim (tình cảm – TG) của thế giới

không có trái tim. Còn Ph. Ăngghen khi nói về nguyên nhân ra đòi đạo Cơ đốc thì cho rằng, đạo này xuất hiện ở đế chế La Mã như là kết quả của sự phản kháng của giai cấp nô lệ đông đảo, là khát vọng giải phóng của nó trong cuộc đấu tranh thất bại chống lại giai cấp chủ nô. Và khi hình tượng hóa tư tưởng này của Ph. Ăngghen, một nhà văn Pháp đã nói: Giêsu thắng, bởi vì Xpáctaquýt thất bại.

Tôn giáo như một nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân dân nghèo khổ, bị áp bức và bất lực trong cuộc đấu tranh chông áp bức (cả của xã hội và tự nhiên) được thể hiện một cách khái quát hơn trong quan điểm của Ăngghen cho rằng: Bất cứ tôn giáo nào cũng chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người những sức mạnh bên ngoài đang thông trị con người trong đời sống hàng ngày, chỉ là sự phản ánh mà trong đó, sức mạnh thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian. Qua đây chúng ta thấy rõ, C. Mác, Ph. Ăngghen luôn luôn thừa nhận tôn giáo là nhu cầu (hơn nữa là nhu cầu khách quan) của con người đang sống trong sự bất lực, và trước sự bất lực thực tiễn đó, tôn giáo có khả năng đền bù – hư ảo hay an ủi – mơ hồ con người. Và cũng do vậy, C. Mác đã nói: tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tư tưởng này đã được Lênin đánh giá cao và xem như hòn đá tảng trong quan điểm mácxít về tôn giáo.

Nhưng sau khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi đầu tiên ở Liên Xô và tiếp đó ở nhiều nước, thì trong số các nhà nghiên cứu mácxít về tôn giáo hầu như không ai nói tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân (dù là một bộ phận, mà xin nói thêm, bộ phận này rất không nhỏ: nhiều tỷ người trên hành tinh chúng ta đang tin theo các tôn giáo khác nhau; ở Việt Nam, nói rằng có hơn 20 triệu người theo các tôn giáo, nhưng đây là con số thống kê rất tương đối, vì không biết hết được có bao nhiêu người tu tại gia, không nói hoặc không ghi tên mình trong các tổ chức tôn giáo; và đồng thời nếu 

thừa nhận thò cúng tổ tiên là một tín ngưỡng, thì chúng ta có thể nói gần 100% dân Việt Nam theo các tín ngưỡng, tôn giáo).

Chủ nghĩa Mác cho rằng, sự ra đòi của tôn giáo là có những nguồn gốc xã hội, nhận thức và tâm lý. Và nếu nguồn gốc xã hội không chỉ là ách áp bức giai cấp, mà còn là những mối quan hệ xã hội hạn chế khác, còn nguồn gốc nhận thức cũng không chỉ là trình độ thấp về nhận thức mà còn do thế giới vật chất khách quan xung quanh con người là vô tận, những bí mật của nó không bao giò phát hiện hết luôn luôn đang còn là mối đe dọa đến cuộc sống hàng ngày của con người, đem lại cho họ những nỗi khiếp sợ. Đó là chưa kể tới sự phát triển khoa học và công nghệ ngày nay một mặt tạo ra cho con người những thành tựu quý giá, giúp cho con người sống hạnh phúc hơn thì nó cũng làm nảy sinh không ít những mặt trái của xã hội làm cho con người rơi vào bất hạnh. Do đó, trong xã hội hiện đại, kể cả xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn còn có nguồn gốc làm nảy sinh tôn giáo như một nhu cầu tinh thần của con người nhằm bù đắp (dù là hư ảo) sự thiếu hụt trong các mối quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người với tự nhiên. Chúng tôi hoàn toàn tán thành một quan điểm đổi mới, khoa học và thực tiễn của Đảng nêu trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII về tôn giáo cho rằng: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”.

Nếu xét tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội thì nó luôn luôn tồn tại trong sự tác động đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác như với ý thức chính trị, văn hóa, khoa học, đạo đức như một quy luật phát triển của ý thức xã hội. Do đó,-trong sự vận động và ý thức tôn giáo không tránh khỏi có những dấu ấn của các hình thái ý thức xã hội. Sự phù hợp nào đấy của nó với những chuẩn mực đạo đức trần thế, hay với văn hóa, thậm chí với khoa học cũng là điều hoàn toàn có thể giải thích được. Còn nếu xét tôn giáo như một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, nghĩa là cùng với

ý thức tôn giáo có thiết chế, tổ chức tương ứng, thì trong tổ chức, nhất là của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay và ở bất kỳ quốc gia nào, quần chúng nhân dân lao động bao giò cũng chiếu cố số đông và ý thức tôn giáo của họ chỉ là một phần trong ý thức giáo dân của họ. Cho nên có điều gì nói hay, nói tốt về tôn giáo ở Việt Nam là trước hết chúng ta nói đến cái lực lượng đông đảo này của khôi đại đoàn kết dân tộc – quần chúng giáo dân lao động. Đồng thời chúng tôi cũng cho rằng, khi nêu quan điểm coi tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng ta đã tiếp cận một phương pháp nghiên cứu được nói đến trong giới nghiên cứu mácxít về tôn giáo trong những năm gần đây – đó là phương pháp thống nhất phân tích tôn giáo về mặt triết học với phân tích tôn giáo về mặt xã hội học. Nguyên tắc phương pháp luận này đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, C. Mác, Ph. Ảngghen, V. I. Lênin sử dụng từ lâu trong nghiên cứu hiện tượng tôn giáo, nhưng theo chúng tôi biết mãi đến cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu về tôn giáo Xôviết mới đề cập đến.

Lâu nay, đa số các nhà triết học mácxít, khi nghiên cứu hiện tượng tôn giáo chỉ tập trung chú ý làm rõ bản chất của nó như một hình thức xã hội phản ánh sai lầm, hư ảo thế giới hiện thực, ít thấy được vai trò (kể cả tích cực) của nó trong đời sống xã hội. Còn các nhà xã hội học tôn giáo phương Tây thì lại chỉ nhìn thấy ở tôn giáo vai trò tích cực của nó, cường điệu vai trò đó, xem nó như một nhu cầu tất yếu khách quan, không thể thiếu được của nhân loại, thậm chí quyết định toàn bộ đòi sống tinh thần của xã hội loài người, Từ lâu, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã cho chúng ta một mẫu mực củạ sự nghiên cứu tôn giáo theo nguyên tắc phương pháp luận trên. Ví dụ, khi kết hợp hai sự phân tích triết học và xã hội học đối với hiện tượng tôn giáo, C. Mác một mặt chỉ ra thế giới quan sai lầm của tôn giáo, mặt khác 

khẳng định vai trò (kê cả tích cực của nó) trong việc chông lại trật tự xã hội cũ. Ông nói: Tôn giáo, một mặt phản ánh sự nghèo nàn của hiện thực, mặt khác là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực, và nhiều quan điểm khác.

Thấm nhuần nguyên tắc phương pháp luận trên của chủ nghĩa Mác, khi nghiên cứu, đánh giá hiện tượng tôn giáo, Đảng ta luôn luôn có quan điểm toàn diện, nhìn nhận tôn giáo với đầy đủ các mặt của nó. Khi coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng ta đồng thòi nói rõ: cần thi hành nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân theo hoặc không theo tôn giáo nào; nghiêm cấm việc xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Hoặc, về phía Nhà nưốc phải chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giúp đỡ đồng bào có đạo xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sông, còn về phía đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đốĩ với Tổ quốc, sông “tốt đời đẹp đạo”.

Cũng từ lập trường duy vật khoa học xem tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta còn đưa ra một quan điểm có tính chất đổi mới lý luận về tôn giáo nhằm soi sáng mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Trong văn kiện của Hội nghị này ở phần “Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa”, Đảng ta nêu rõ một đề mục: chính sách văn hóa đối với tôn giáo. Ở đây chúng tôi xin phép không nói nội dung của chính sách này, mà chỉ muốn nói suy nghĩ của mình là tại sao Đảng ta lại đặt vấn đề phải có chính sách văn hóa đối với tôn giáo.

Chúng tôi chưa có cơ sở để dám nói: tôn giáo là một bộ phận của văn hóa. Về mặt triết học càng không nên nói như 

vậy, vì theo quan điểm triết học, nếu xem tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thì nó đứng cùng hàng với văn hóa – nghệ thuật, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, khoa học. Còn nếu xét nó như một hệ thông kiến trúc thượng tầng (gồm ý thức và thể chế) thì nó lại là một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng xã hội (ở Việt Nam là kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa) và có sự liên hệ tác động đến các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng, thì các tác động với văn hóa là thấy rõ nhất. Mối liên hệ tác động này có căn nguyên từ chính trong đặc điểm cấu trúc của mỗi loại hiện tượng. Đặc điểm của niềm tin tôn giáo là tin vào sự tồn tại thực của cái siêu nhiên (thần thánh), do đó thò cúng, lễ nghi là phương tiện giao tiếp giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo với thần linh là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc tôn giáo. Hiệu quả của phương tiện này phụ thuộc quyết định vào các hình thức nghệ thuật như âm nhạc (chuông mõ), múa (trong tế lễ), hội họa, điêu khắc (tranh, tượng), kiến trúc (trong xây dựng đình chùa, nhà thờ). Còn trong cấu trúc của văn hóa, đặc biệt văn hóa truyền thông thì tín ngưỡng dân gian (thò cúng tổ tiên) lại là một bộ phận hợp thành. Do đó, có một chính sách văn hóa đối với tôn giáo (và theo chúng tôi, có thể nói thêm, cần quán triệt chính sách tôn giáo trong thực hiện chính sách văn hóa), là một tư tưởng đổi mới quan trọng của Đảng ta không chỉ đối với tôn giáo, mà cả đối với văn hóa. Tư tưởng lý luận đó có ý nghĩa chỉ đạo hoạt động thực tiễn của chúng ta trong hai lĩnh vực này. Khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta không đối lập với tôn giáo, và nhất là không quên khai thác những yếu tố văn hóa chung của dân tộc. Đồng thời khi thực hiện chính sách tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân cần đi đôi với bài trừ mê tín dị đoan (là một yếu tố thường có của các tín ngưỡng, tôn giáo), làm cho nó không xâm nhập vào 
trong văn hóa truyền thông (tín ngưỡng dân gian, lễ hội dân tộc). Như vậy, các quan điểm của Đảng ta trong đổi mới lý luận về tôn giáo, là vừa để chúng ta nhận thức lại tinh thần khoa học đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng ta về tôn giáo trong xã hội hiện đại, vừa để soi vào và chỉ đạo hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tinh thần của hàng chục triệu quần chúng lao động trong sự phát triển ổn định của đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Xem thêm Tư tưởng chống Pháp và cải cách đất nước

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận