Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh – SBT Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Cách làm bài văn thuyết minh

Bài tập

1. Dựa vào các đề văn thuyết minh trong SGK, hãy đề xuất thêm 5 đề văn thuyết minh yà ghi vào vở bài tập.

2. Đọc bài văn thuyết minh sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở cuối bài.

THANH THIẾU NIÊN HÚT THUỐC RẤT CÓ HẠI

Thanh thiếu niên là tương lai của đất nước, là hi vọng của gia đình. Mỗi bạn trẻ đều phải ra sức nâng cao thể lực.

Muốn nâng cao thể lực thì phải loại trừ mọi yếu tố gây hại cho sức khoẻ. Hút thuốc lá chính là một trong những yếu tố gây hại đó bởi nó đem chất độc vào cơ thể.

Vì sao thanh thiếu niên phải tránh xa các chất độc hại ? Đó là vì cơ thể họ đang ở vào giai đoạn trưởng thành, tức là cơ thể còn non nớt, chưa đạt đến độ vững chắc, sức chịu đựng đối với chất độc còn rất yếu ớt, do đó mà tác hại càng lớn. Ví dụ, ở nơi mà không khí ô nhiễm nặng, như thán khí nhiều, ô xi ít thì người chịu ảnh hưởng đầu tiên là trẻ em, tỉ lệ nhiễm bệnh cao, mức độ bệnh nặng nhiều.

Hút thuốc lá, một việc hoàn toàn có hại chứ chẳng có lợi chút nào. Thuốc lá làm hạn chế sự trưởng thành của phổi, ngoài việc gây bệnh viêm phế quản mãn tính, người ta còn phát hiện bệnh ung thư phổi. Người hút thuốc lá lâu năm, đầu mấy ngón tay đều vàng khè. Giải phẫu cơ thể cũng cho thấy phổi những người ấy màu vàng sẫm. Các bạn trẻ hút chưa nhiều có thể phổi chưa đến mức ấy, nhưng nhất định có hại cho sự trưởng thành.

Chất ni-cô-tin trong thuốc lá có thể gây nên bệnh xơ cứng động mạch vành và huyết áp cao. Hút thuốc lá làm giảm sút hiệu quả luyện tập cơ thể. Trong khói thuốc lá có ô-xít các-bon, hít vào phổi nó làm giảm năng lực vận chuyên ô xi đến toàn cơ thể, giảm sút lượng máu cung cấp cho não, hút thuốc lâu năm làm suy giảm năng lực hoạt động của não.

Hút thuốc lá có hại như thế, mong sao các bạn trẻ tránh xa thuốc lá là hơn.

(Bài làm của học sinh)

Yêu cầu :

– Lập dàn bài của bài văn này.

– Vận dụng tri thức trong bài Ôn dịch, thuốc lá để bổ sung cho bài này sâu thêm.

3. Cho các tư liệu sau, hãy kết hợp với kiến thức em thu thập được để dựng một dàn bài thuyết minh giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

a. Nón thường có khung tre và lợp lá gồi. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành ; nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn – các loại nón này đều phải có quai để giữ ; nón quai thao (làm bằng vải thao) là loại phổ biến hơn cả ; Huế nổi tiếng với nón bài thơ – một loại nón mỏng giơ lên ánh sáng nhìn thấy những hình trang trí bên trong (xưa có bài thơ).

(Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam)

b. Nón che taỵ ngoắt ơi chàng

Vì ai nên lỗi đạo hằng với ai !

(Ca dao)

c. Nón trắng em buộc thao đen

Thấy chàng lịch sự em muốn làm quen với chàng.

(Ca dao)

d. Không phải gàu mà tát,

Không phải quạt mà để giải nồng,

Không phải nong mả dùng để đựng,

Không phải mũ cũng để đội đầu.

( Câu đố Việt Nam)

e. Theo một số tài liệu thì nghề làm nón có từ thời nhà Trần, vào khoảng thế kỉ XIII. Chiếc nón làm từ ba loại vật liệu, tre để lầm vành, lá để lợp và sợi móc để khâu. Nón có nhiều chủng loại, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Nón Tam giang cho các ông già bà cả; nón lá cho nhà giàu; quyền quý ; nón tu lờ cho nhà sư ; nón chéo vành cho lính. Thời xưa nón rộng vành, nặng. Đầu thế kỉ XX nón được cải tiến như bây giờ nhẹ nhàng, thanh thoát.

Những nơi làm nón nổi tiếng ở Việt Nam từ xưa đến nay là làng Chuông (Hà Đông), Quảng Bình, Huế. Chiếc nón Huế đã đi vào thơ ca, và là một mặt hàng xuất khẩu của địa phương.

(Theo Non nước Việt Nam)

4. Bố cục bài văn thuyết minh nói chung phải được sắp xếp theo các thứ tự sau đây :

a. Thứ tự không gian theo trật tự quan sát : ngoài trước, trong sau ; xa trước, gần sau ; trên trước, dưới sau

b. Thứ tự thời gian : xưa trước, nay sau ; theo quá trình phát triển của sự vật

c. Quy trình chế tạo, sản xuất : chuẩn bị nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, phương pháp chưng cất,…

d. Trật tự lô-gíc : giới thiệu chung, miêu tả cụ thể, trình bày tính chất, nêu cách bảo quản.

Đọc các bài văn thuyết minh trong SGK : Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục? Huế, Ngã ba Đồng Lộc, Xe đạp,… và cho biết mỗi bài xây dựng theo thứ tự nào.

Gợi ý làm bài

1. Thử nghĩ về con người, thiên nhiên, cây cỏ, đồ vật,… đối tượng nào cũng có thể thuyết minh được. Tuy nhiên khi ra đề, nên ra những đề gần gũi với các em. Chẳng hạn, giới thiệu một người bạn để bầu làm lớp trưởng, giới thiệu một quyển SGK Ngữ văn, giới thiệu làng em, giới thiệu quyển vở ghi chép của em, giới thiệu cây bút, cái mũ, cây hoa ngọc lan hay cây chuối, cây na,…

2. Chú ý : Bài này nói điều gì mà bài Ôn dịch, thuốc lá chưa nói ? Và ngược lại, bài Ôn dịch, thuốc lá nói được những gì mà bài này không nói được ?

3. Hãy dàn dựng một dàn bài thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. Chú ý giới thiệu chung về vị trí của chiếc nón trong đời sống người Việt Nam.

– Nón có từ bao giờ ?

– Nón câu tạo như thế nào ?

– Nón có bao nhiêu loại ?

– Nón dùng để làm gì ?

Nón lá là một biểu tượng của Việt Nam.

4. Đọc kĩ các bài (đoạn) văn thuyết minh nêu trên, có thể thấy :

a. Cây dừa Bình Định : Văn bản có hai phần :

– Ích lợi của cây dừa.

– Vị trí của cây dừa trong các loại cây trồng của người Bình Định.

Đó là trật tự lô-gíc.

b. Tại sao lá cây có màu xanh lục ? Văn bản trình bày theo trật tự lô-gíc : bắt đầu từ tế bào lục lạp.

c. Huế: Văn bản thuyết minh theo trật tự lô-gíc : giá trị thiên nhiên trước, giá trị văn hoá sau.

d. Khởi nghĩa Nông Văn Vân : Văn bản trình bày theo trình tự thời gian.

e. Con giun đất. Văn bản trình bày theo trật tự lô-gíc.

g. Ngã ba Đồng Lộc : Văn bản kết hợp không gian, lịch sử.

h. Xe đạp : Văn bản trình bày theo trật tự lô-gíc.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận