Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn tỉnh Quảng Ngãi năm 2010-2011 Thời gian: 120 phút

Đang tải...

ĐỀ THI TUYỂN SINH VĂN LỚP 10 CHUYÊN TỈNH QUẢNG NGÃI

Năm học 2010 – 2011

Thời gian: 120 phút

Câu 1.

1.Hãy chép những dòng thơ có từ “trăng” trong bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

2.So sánh hình ảnh “trăng” trong hai bài thơ trên.

Câu 2.

1.Tìm thành phần khởi ngữ trong đoạn trích sau:

“… Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không coi là xấu hổ (…). Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kể trọc phú phải khoe của, chỉ biết lấy nhiều để làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém”. 

(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm – Ngữ văn 9, tập hai)

2.Viết đoạn văn (Khoảng 10 câu) về nội dung Tác dụng của việc đọc sách, có sử dụng khởi ngữ. Gạch chân thành phần khởi ngữ đó.

Câu 3.

Cảm nhận về vẻ đẹp của con người trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1.

1.Chép những dòng thơ có từ trăng trong hai bài thơ:

-Bài thơ Đồng chí:

+ Đầu súng trăng treo

-Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:

+ Thuyền ta lái gió với buồm trăng

+ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

+Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

2.So sánh hình ảnh “trăng” trong hai bài thơ:

-Giống: Hình ảnh “trăng” trong cả hai bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, gần gũi với con người trong cuộc sống chiến đấu và lao động.

-Khác:

+ “trăng” trong bài thơ Đồng chí mang vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, gợi liên tưởng tới hòa bình,…

+ “trăng” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh của cảm hứng lãng mạn, trăng góp phần vẽ nên bức tranh biển khơi,… thể hiện niềm vui hào hứng trơng lao động của những ngư dân đi đánh cá.

Câu 2.

1.Thành phần khởi ngữ:

-Việc học tập

-Việc làm người

2.Đoạn văn cần có những ý sau:

-Có nội dung nói về tác dụng của việc đọc sách.

-Có sử dụng hợp lí thành phần khởi ngữ.

-Có độ dài như yêu cầu.

-Không mắc lỗi diễn đạt.

Câu 3.

A.Yêu cầu chung

Bài làm phải đảm bảo yêu cầu cơ bản sau đây:

-Làm đúng kiểu bài nghị luận về truyện, xác định đúng yêu cầu, phạm vi đề.

-Cảm nhận được vẻ đẹp về con người qua các nhân vật trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, biết liên hệ mở rộng phù hợp.

-Hành văn trôi chảy, trong sáng, có cảm xúc, bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, dặt câu…

B.Yêu cầu cụ thể

Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách, song phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

1.Giới thiệu về tác giả, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và khái quát luận đề.

2.Vẻ đẹp của các nhân vật:

a.Nhân vật anh thanh niên:

-Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,…

-Yêu đời, giàu nghị lực, ham đọc sách, biết sắp xếp tạo cuộc sông phong phú,…

-Hiếu khách, chân thành, cởi mở, quan tâm đến mọi người, khiêm tốn,…

Nhận xét chung: Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho con người lao động có vẻ đẹp bình dị, thầm lặng mà cao quý; gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu xa,…

b.Các nhân vật khác:

+ Ông họa sĩ già:

-Có tâm hồn nhạy cảm cái đẹp và khao khát đi tìm cái đẹp – đối tượng của nghệ thuật.

-Tâm huyết, say mê sáng tạo nghệ thuật.

+ Cô kĩ sư trẻ:

-Có tâm hồn đầy nhiệt huyết, khao khát được cống hiến;

Có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về lẽ sống đẹp và vững tin vào con đường mà cô đang đi tới.

+ Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu sét… đều là những người lao động thầm lặng, hết mình.

3.Đánh giá chung:

-Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kế’ chuyện tự nhiên, kết hợp độc đáo giữa tự sự, trữ tình với bình luận… Qua đó, nhà văn Nguyễn Thành Long đã khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

-Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với người đọc.

XEM THÊM ĐỀ CHUYÊN VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận