Đề Thi Ngữ Văn Hay Cho Học Sinh Lớp 8 Tham Khảo

Đang tải...

Mời bạn đọc tham khảo đề thi Ngữ Văn lớp 8 dưới đây. Đề thi gồm 2 phần là nghị luận xã hội về tình mẫu tử và nghị luận văn học về bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Hy vọng đề thi Ngữ Văn này sẽ giúp các bạn ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 8

ĐỀ BÀI

Câu 1: (8,0 điểm)

Suy nghĩ của em về tình mẫu tử và ý nghĩa của sự sống được gợi ra từ bài báo sau:

        Thiếu úy 25 tuổi Đậu Thị Huyền Trâm công tác tại Công an tỉnh Hà Tĩnh, chị mang thai tháng thứ 5 thì phát hiện ra mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Bác sĩ khuyên chị đình chỉ thai nghén, hóa trị để kéo dài sự sống của mình. Tuy nhiên chị kiên quyết không điều trị để cho con trai chị có cơ hội chào đời.

        Với sự cứu chữa tận tình nhất của các bác sĩ Bệnh viện K, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ngày 10/7/2016, chị được mổ đẻ, không gây mê khi thai nhi tròn 29 tuần tuổi. Con trai chị, bé Gấu hiện tại đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và có những diễn biến khả quan.

        Ngày 21/7/2016, lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng chị được gặp Gấu trong vài phút. Ngày 26/7/2016, sức khỏe diễn biến xấu, chị được đưa về quê nhà Hà Tĩnh. Ngày 27/7/2016, người thiếu úy quả cảm, hy sinh cuộc đời mình vì con trai đã vĩnh viễn ra đi.

(Theo “thanhnien.vn”; ngày 28/7/2016)

Câu 2: (12,0 điểm)

          Nhà thơ Ta-gor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh để làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NGỮ VĂN

Câu 1: (8,0 điểm)

Yêu cầu cần đạt

Điểm

1. Yêu cầu chung:

– Học sinh tạo lập một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh, bàn về một vấn đê tư tưởng, đạo lí.

– Bố cục văn bản chặt chẽ, trình bày ít mắc lỗi.

2. Yêu cầu cụ thể:

2.1. Giới thiệu chung: Khái quát vấn đề nghị luận thông qua đoạn thông tin

2.2. Trình bày suy nghĩ, ý kiến

a. Giải thích:

– Hành động từ chối điều trị ung thư để kéo dài sự sống của chị Huyền Trâm nói lên tình mẫu tử thiêng liêng, thể hiện ở sự hi sinh cả mạng sống cho con.

– Việc chị Huyền Trâm chọn cái chết để con được sống nói lên quan niệm về sự sống và cái chết: sống là đáng quý, nhưng chết không có nghĩa là hết, không vô nghĩa, có những cái chết đem lại sự sống, gieo mầm cho sự sống bất diệt.

=> Câu chuyện về chị Huyền Trâm thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, bất tử của người mẹ và thể hiện cách nghĩ dũng cảm, nhân văn, tích cực: chọn cái chết để gieo mầm cho sự sống.

b. Bàn luận:

– Tình mẫu tử có nhiều biểu hiện, mà sự hi sinh cho con là một trong những biểu hiện đẹp đẽ nhất. Sự hi sinh của người mẹ – kể cả mạng sống – cho con là minh chứng cho tình cảm cao đẹp nhất của con người.

– Tình mẫu tử đem đến hạnh phúc cho mỗi chúng ta mà không có gì có thể thay thế hay đánh đổi.

– Có nhiều người có cách quan niệm về sự sống và cái chết rất tích cực, nên họ không sợ hãi cái chết. Cái chết không nên là vô nghĩa, nhiều khi đó là sự khởi đầu cho những điều tốt đẹp của cuộc sống.

– Khi con người có suy nghĩ tích cực về chuyện sống chết thì người ta không sợ hãi, đầu hàng số phận, mà dũng cảm đối mặt số phận để làm những điều có nghĩa

– Những người không biết trân trọng tình mẫu tử hay có những người mẹ không thương con, đối xử nhẫn tâm với con đều đáng lên án; người suy nghĩ quá tiêu cực về chuyện sống chết thì rất dễ rơi vào bế tắc, lo âu, sợ hãi.

c. Bài học nhận thức và hành động:

– Cần nhận thức đầy đủ về tình mẫu tử; Biết trân trọng tình mẫu tử, sống hiếu thảo với cha mẹ nói chung.

– Biết trân trọng cuộc sống và sống có ích.

2.3. Kết luận chung: Câu chuyện là một bài học sâu sắc về cuộc sống và thêm một lần ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng.

 

 

 

(0,5)

  

(1,5)

0,5

0,5

 

0,5

 

 

(4,5) 

1,0

0,5

 

1,0

 

1,0

 

1,0 

(1,0)

0,5

0,5

(0,5)

Câu 2: (12,0 điểm)

Yêu cầu cần đạt

Điểm

1. Yêu cầu chung

– HS biết cách  làm bài nghị luận văn học, vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận một vấn đề qua các tác phẩm cụ thể.

– Bố cục đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy, hành văn mạch lạc, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

 

2. Yêu cầu cụ thể

 

2.1. Giải thích

1,25

ngọn gió: cảm xúc,, cảm hứng sáng tạo, tài năng nghệ thuật của nhà thơ.

tiếng nói riêng: cái độc đáo, nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện của nhà thơ, tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn trong tác phẩm.

0,25

 

0,5

=> Bằng  cách diễn đạt giàu hình ảnh tượng trưng, ý kiến khẳng định: nhà thơ phải có cảm xúc chân thành, rung động từ trái tim, tâm hồn, để tạo nên nét riêng biệt trong sáng tác của mình.

0,5

2.2. Bàn luận: Khẳng định ý kiến hoàn toàn chính xác

1,75

+ Thơ là tiếng nói của trái tim, là những rung cảm mạnh mẽ của người nghệ sĩ thể hiện cá tính sáng tạo rất riêng có sức hấp dẫn trong tác phẩm.

+ Mỗi tác phẩm thơ luôn thể hiện được mối quan hệ giữa tài năng, tư tưởng, những trải nghiệm cá nhân và phong cách của nhà văn. Cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mĩ là cơ sở để nhà thơ có được “tiếng nói riêng”, giúp tác phẩm vượt qua những giới hạn, những rào cản để đến với người đọc và tạo lập nên những giá trị độc đáo.

+ Vì thế nhà thơ cần có cảm xúc chân thành, mãnh liệt (cái tâm) và sự công phu trong sáng tạo (cái tài), giúp người đọc nhận ra những giá trị đích thực, độc đáo của tác phẩm.

0,5

 

0,75

 

 

0,5

2.3. Phân tích, chứng minh

8,0

a. Khái quát

– Giới thiệu bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

– Gắn tác phẩm với nhận định: Bài thơ là tiếng nói riêng, độc đáo, thể hiện cảm xúc thiết tha chân thành của tác giả về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của làng chài; tình yêu quê hương tha thiết của người con xa quê.

 

0,5

b. Những rung cảm mãnh liệt, rất riêng được tác giả cảm nhận qua vẻ đẹp trong sáng của thiên nhiên

1,0 

– Bức tranh thiên nhiên đầy sức sống trong buổi sáng bình minh.

– Vẻ đẹp con thuyền sau ngày lao động mệt mỏi.

0,5

0,5

c. Những rung cảm mãnh liệt, rất riêng được tác giả cảm nhận qua cuộc sống lao động bình dị của ngư dân miền biển

3,5

– Vẻ đẹp căng tràn sức sống khi đoàn thuyền ra khơi.

– Thành quả lao động sau những vất vả.

– Vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, chân chất của con người quê hương miền biển.

– Nỗi nhớ da diết, gắn bó bền chặt với quê hương.

1,25

   0,5

  0,75

1,0

d. Nét riêng ở hình thức biểu hiện

3,0

Thể thơ tám chữ, kết hợp với giọng thơ tha thiết khi thì trầm lắng khi thì bay bổng gợi cảm xúc miên man.

0,5

– Ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị mang vẻ đẹp tâm hồn ngư dân làng chài.

0,5

– Giọng điệu thơ trong sáng, thiết tha phù hợp với cảm xúc trong trẻo, nỗi nhớ da diết của người con xa quê.

0,5

– Cách đặt nhan đề, cách sử dụng đại từ tôi giúp bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ đầy sáng tạo.

0,5

 – Xây dựng hình ảnh thơ giản dị, chân thực nhưng rất lãng mạn, phóng khoáng đẹp đẽ thổi hồn cho cảm hứng của nhà thơ.

1,0

e. Đánh giá

1,0

Bài thơ đã thể hiện những rung cảm chân thực, bình dị từ tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

0,5

– Với người sáng tác: sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết; cần tạo ra tác phẩm độc đáo.

0,25

– Với người đọc: không ngừng trau dồi những kiến thức để hiểu và đồng cảm với chiều sâu cảm xúc của tác giả, cảm thụ được những dấu ấn sáng tạo trong mỗi tác phẩm.

0,25

>> Xem thêm: Cảm Nhận Về Tiếng Lòng Của Tế Hanh Trong Quê Hương

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận