Đề cương học kì 2 Vật lý 8 hay

Đang tải...

Đề cương học kì 2 Vật lý 8 hay

A. LÝ THUYẾT
1. Phát biểu định luật về công:
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
2.Nêu khái niệm công suất: Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
– Công thức tính công suất: P = A/t
Trong đó: A là công thực hiện được ( đơn vị J )
t là thời gian thực hiện công đó ( đơn vị s )
P là công suất ( đơn vị W )
3.Khi nào vật có cơ năng: Khi vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật có cơ năng.
Cơ năng có 2 dạng : Thế năng và động năng.
* Thế năng trọng trường:
– Cơ năng của vật
phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường càng lớn.
* Thế năng đàn hồi :
– Cơ năng của vật
phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
* Động năng :
– Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
– Ví dụ:
+ Trái dừa rơi từ trên cao xuống có thế năng trọng trường và động năng. Vì có độ cao và chuyển động.
+ Mũi tên bắn ra từ cung tên chuyển động được do dây cung biến dạng tạo thế năng đàn hồi sinh công để đẩy
mũi tên chuyển động.
4. Các chất được cấu tạo như thế nào ?Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Chuyển động của phân tử liên quan đến nhiệt độ như thế nào?
– Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
– Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
– Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Lưu ý: Các nguyên tử, phân tử của các chất khác nhau thì cấu tạo, kích thước, khối lượng … của chúng cũng khác nhau.
* Hiện tượng khuếch tán
– Hiện tượng phân tử các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
– Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
– Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng
5. Nhiệt năng là gì ? Các cách làm biến đổi nhiệt năng? Lấy ví dụ minh họa? Nhiệt lượng là gì? Đơn vị nhiệt lượng?
– Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
– Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt năng của vật càng lớn.
* Lưu ý: Nhiệt năng của một vật bất kỳ luôn lớn hơn 0.Hay vật nào cũng có nhiệt năng.
Các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật ?
– Thực hiện công ( Lưỡi cưa nóng lên, xát gạo, vỗ tay , bơm xe làm ống bơm nóng lên, chà đồng xu lên bàn …)
– Truyền nhiệt ( Thả thanh đồng nóng vào cốc nước..)
Ví dụ: -Lưỡi cưa của người thợ mộc nóng lên sau một thời gian cưa do sự chuyển hóa năng lượng từ công của
người thành cơ năng lưỡi cưa rồi một phần chuyển thành nhiệt năng của lưỡi cưa. Đây là sự thay đổi nhiệt năng
do thực hiện công.
-Khi ta đổ ca nước lạnh vào ca nước nóng thì nhiệt năng của nước lạnh tăng còn nhiệt năng của nước nóng giảm.
Phần nhiệt năng tăng thêm của nước lạnh và giảm đi của nước nóng đều được gọi là nhiệt lượng và đây là quá
trình thay đổi nhiệt năng do truyền nhiệt.
Nhiệt lượng là gì ? Ký hiệu, đơn vị nhiệt lượng.
– Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt, kí hiệu là Q
– Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là Jun (J), kJ: 1 kJ = 1 000J
 
Đang tải...

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận